Đóng

Cao bồi Viễn Tây

Hình ảnh những chàng cao bồi anh hùng thường xuyên xuất hiện trong tiểu thuyết và phim ảnh đã mang lại niềm cảm hứng, sức hấp dẫn tuyệt vời cho con người suốt nhiều thế hệ.

Hình ảnh những chàng cao bồi anh hùng thường xuyên xuất hiện trong tiểu thuyết và phim ảnh đã mang lại niềm cảm hứng

Thuật ngữ “cowboy” xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh vào khoảng năm 1715 – 1725. Trong tiếng Anh, “cowboy” nghĩa là người chăn bò (cow = bò, boy = chàng trai). Họ là những người làm thuê chuyên trông coi bầy đàn gia súc cho các chủ trang trại. Thông thường, số lượng gia súc mà họ phải trông nom rất lớn và trải dài trên diện tích “khủng”. Cao bồi còn có ý nghĩa khác là những người anh hùng ưa phiêu lưu, khám phá, thích mạo hiểm… Với đời sống phong phú, những chàng cao bồi ở miền Tây nước Mỹ đã tạo nên một nền văn hóa đặc trưng, biểu tượng cho tinh thần tự do, khát vọng chinh phục, lòng can đảm và trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn người dân Mỹ.

Cao bồi còn có ý nghĩa khác là những người anh hùng ưa phiêu lưu, khám phá, thích mạo hiểm

Từ cao bồi trong tiếng Tây Ban Nha là “vaquero” dùng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc. Thuật ngữ này có lịch sử ra đời và tồn tại trước văn hóa cao bồi khoảng vài thế kỷ. Theo một số câu chuyện dân gian, từ “cowboy” được hình thành từ tính đặc thù công việc của những chàng trai trẻ chuyên đi chăn dắt gia súc. Công việc này đòi hỏi những người làm thuê phải có thể lực, sức khỏe tốt.

Từ cao bồi trong tiếng Tây Ban Nha là "vaquero" dùng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc.

Họ luôn bị những ông chủ thúc giục, yêu cầu lùa đàn gia súc về chuồng hay bắt một con về làm thịt… Một trong những câu nói mà những ông chủ thường hay dùng đó là “Fetch that Cow, Boy!” (“Mang con bò kia lại đây nào, chàng trai!”). Cụm từ này xuất hiện từ đó.

Những chàng cao bồi thường trông nom đàn gia súc với một chú ngựa. Phương thức này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, sau đó được lan truyền đến lãnh thổ Mesoameric rồi tiếp tục lan sang nhiều vùng đất ở châu Mỹ. Kế đến, nó phát triển ở Mexico rồi lan khắp miền Bắc nước Mỹ. Theo một số tài liệu, văn hóa cao bồi ở cường quốc số 1 thế giới hình thành vào khoảng giữa thế kỷ XVII.

Những chàng cao bồi thường trông nom đàn gia súc với một chú ngựa.

Những chàng cao bồi thường làm việc 20 giờ/ngày. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là đưa đàn gia súc đến những đồng cỏ xanh mướt, đến những nguồn nước để chúng thỏa thê ăn uống vào buổi sáng rồi lùa chúng về trang trại khi trời tối. Họ phải đối mặt với những mối nguy hiểm để bảo vệ đàn gia súc khi gặp kẻ thù hay thú hoang muốn ăn thịt chúng. Thỉnh thoảng, họ phải đi tìm những con đi lạc hay những con chạy nhảy khắp nơi vào buổi tối. Mặc dù công việc khá vất vả và cực nhọc, mỗi cao bồi thường chỉ kiếm được 25-40 USD/tháng.

Mũ, boot cao gót, ngựa… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cao bồi mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh, sách báo

Mũ, boot cao gót, ngựa… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cao bồi mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh, sách báo. Đôi boot cao gót là một trong những biểu tượng đặc biệt nhất. Nó vừa thể hiện người đó là một tay đua kiệt xuất vừa thể hiện phẩm chất bụi bặm, ngang tàn của đối tượng này. Thêm vào đó, chiếc mũ của họ tượng trưng cho sức mạnh và sự lao động chăm chỉ, cần cù trên các cánh đồng. Nó ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVII.

Mũ, boot cao gót, ngựa… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cao bồi mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh, sách báo.

Bên cạnh tác dụng che nắng mưa, nó còn là chất xúc tác tạo nên sức hấp dẫn đầy hoang dại của các chàng cao bồi. Giá thành mỗi chiếc mũ khá đắt. Trước đây hàng trăm năm, mỗi chiếc mũ thuộc loại tốt có giá khoảng 15 USD thì đến ngày nay mỗi chàng cao bồi sẽ phải bỏ ra khoảng 400 USD để mua một chiếc mũ tốt.

Giá thành mỗi chiếc mũ khá đắt. Trước đây hàng trăm năm, mỗi chiếc mũ thuộc loại tốt có giá khoảng 15 USD thì đến ngày nay mỗi chàng cao bồi sẽ phải bỏ ra khoảng 400 USD để mua một chiếc mũ tốt.

Trang phục của cao bồi ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của người dân Mỹ. Họ thường mặc quần jeans ống loe. Đây là mẫu rất được các chàng cao bồi Mỹ ưa thích trong thập niên 60. Khi mặc những chiếc quần này, chúng sẽ giúp cho đôi chân của họ trông có vẻ dài hơn và mang phong cách bụi bặm, cá tính hơn. Rất nhiều người đã mê đắm phong cách thời trang đó.

Những chàng cao bồi hiện đại thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sống tự tin và không dập khuôn theo phong cách của bất kỳ ai. Đồng thời, họ là người đàn ông mang biểu tượng của sức mạnh, lòng can đảm. Chính vì vậy, văn hóa cao bồi từ xưa đến nay vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong một bài viết của tạp chí American Cowboy có nhắc đến câu hỏi “Tại sao nước Mỹ cần những chàng cao bồi?”.

Những chàng cao bồi hiện đại thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sống tự tin và không dập khuôn theo phong cách của bất kỳ ai.

Tạp chí này đưa ra lời giải thích: “Mỗi nền văn hóa cần những truyền thuyết và anh hùng khác nhau. Và hình ảnh chàng cao bồi là một trong những biểu tượng tốt nhất của nước Mỹ xét trên phương diện đó. Mọi người đều nhận thấy các chàng cao bồi làm công việc khó khăn nhưng có sức mạnh dẻo dai và sự tự do khi được rong ruổi trên các cánh đồng. Chúng ta cảm thấy tự hào về họ. Thỉnh thoảng, chúng ta còn cảm thấy ghen tỵ với cuộc sống phóng khoáng, tự do tự tại của họ. Rất nhiều cậu bé muốn trở thành cao bồi khi trường thành cũng như có rất nhiều bé gái ước mơ sau này sẽ được làm vợ của những chàng chăn bò. Mặc dù thế giới đã bước sang thiên niên kỷ mới và đất nước có những thay đổi to lớn nhưng các giá trị văn hóa mà cao bồi đem lại vẫn còn nguyên giá trị”.

Do những chàng cao bồi suốt ngày rong ruổi chăn dắt gia súc trên những đồng cỏ rộng lớn nên họ khá cô đơn.

Do những chàng cao bồi suốt ngày rong ruổi chăn dắt gia súc trên những đồng cỏ rộng lớn nên họ khá cô đơn. Điều này được thể hiện trong nhiều ca khúc và những vần thơ buồn bã của cao bồi.

Chính vì vậy, họ đã tổ chức những cuộc so tài giữa những người trong “nghề” nhằm khích lệ tinh thần của nhau. Nhiều cuộc đua được tổ chức từ những năm 1820-1830 một cách không chín thức. Phải đến năm 1872, cuộc so tài chính thức giữa những chàng cao bồi mới được tổ chức. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, những cuộc thi này phát triển mạnh nhất và nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới cao bồi xuất hiện như Buffalo Bill Cody, Annie Oakley… Tại mỗi cuộc thi, cao bồi sẽ vượt qua các bài thi như quăng dây bắt bê, nhảy bắt nai, cưỡi ngựa không yên, cưỡi bò tót, cưỡi ngựa chạy theo mô hình cỏ ba lá…

Tại mỗi cuộc thi, cao bồi sẽ vượt qua các bài thi như quăng dây bắt bê, nhảy bắt nai, cưỡi ngựa không yên, cưỡi bò tót, cưỡi ngựa chạy theo mô hình cỏ ba lá…

Trong số các cuộc thi đó có lễ hội cao bồi ngoài trời lớn nhất thế giới – Stampede diễn ra ở thành phố Calgary (tỉnh Alberta, Canada) hay một số cuộc thi tương tự ở Mỹ đã thu hút đông đảo người chăn bò tham gia. Trong số đó đặc biệt nhất là lễ hội kéo dài 10 ngày và thường rơi vào tuần thứ hai và tuần thứ 3 của tháng 7 ở Calgary. Stampede hay còn gọi lễ hội rodeo (cuộc đua tài của những người chăn bò) thường tổ chức những môn thi như cưỡi ngựa, cưỡi bò điên, vật bò để trói lại, đua ngựa vòng quanh các thùng phuy, đua xe ngựa… Ngoài các môn thi trên, người ta còn tổ chức các đêm trình diễn ca nhạc, hội chợ trò chơi, triển lãm nông nghiệp và nhiều tiết mục giải trí khác.

Trong số các cuộc thi đó có lễ hội cao bồi ngoài trời lớn nhất thế giới – Stampede diễn ra ở thành phố Calgary (tỉnh Alberta, Canada) hay một số cuộc thi tương tự ở Mỹ

Tổng hợp: Trâm Anh Art

(Nguồn: Bennett, Deb, 1998; Nhật Anh, 2013; Vernam, Glenn R., 1964; Domestic Horse, Konrad Wothe – Minden Pictures;  Tycurious, 2012; Kenikin; Boredart, 2016; Saadsheikh00)