Đóng

Prosper Lecourtier

Prosper Lecourtier là nghệ sĩ điêu khắc người Pháp. Ông sinh ngày 12 tháng 7 năm 1851 ở Meuse, nước Pháp. Thật sự là có rất ít thông tin về cuộc sống cá nhân của nhà điêu khắc đặc biệt này.

Một trong những cách duy nhất để chúng ta có thể biết phần nào về cuộc sống của ông là hồ sơ trong Lami’s Dictionnaire des Sculpteurs de Le Ecole Francais, kể chi tiết nhiều triển lãm của ông tại Salon Paris. 

Prosper Lecourtier được đào tạo dưới sự hướng dẫn của bậc thầy về điêu khắc là Animalier Emmanuel Fremiet. Ông trưng bày tác phẩm tại Salon de la Sociéte des Artistes Français ở Paris và giành huy chương hạng hai cho tác phẩm điêu khắc mang tên “Cheval Arabe” vào năm 1879, huy chương hạng ba vào năm 1880 và huy chương hạng nhất vào năm 1902. Ông cũng giành được một huy chương đồng tại Triển lãm Đại học Paris năm 1900 và tiếp tục tham gia triển lãm gần như mỗi năm, từ năm 1875 cho đến khi qua đời vào vào năm 1924.

Prosper Lecourtier

Bức tượng “Le Cerf” bằng gang của Prosper Lecourtier (1851-1924) tại công viên giải trí Grandes-Promenades de Wassy (Haute-Marne)

Hình thái và biểu cảm cơ thể người và động vật trong các tác phẩm của ông rất chính xác và tinh tế với kỹ thuật của chuyên ngành điêu khắc Animalier. Ông cũng được đánh giá rất cao về cách tiếp cận tinh vi và nhạy cảm với từng đối tượng trong tác phẩm của mình. Là bạn thân của Hippolyte Moẻau, họ đã hợp tác với nhau trong “Piqueur au Relais” và cho ra đời loạt tác phẩm về những chú chó. Lecourtier đặc biệt nổi tiếng với tác phẩm điêu khắc về chó, tuy nhiên tác phẩm của ông cũng bao gồm nhiều loại động vật khác. Nhiều tác phẩm về động vật của ông hiện đang được lưu giữ trong bộ sưu tập Great Dane ở Bảo tàng Provins. Tác phẩm “Người bị lãng quên” (một nghiên cứu nhạy cảm về một con lừa đang bị lột xác) được trưng bày ở Bảo tàng Tourcoing và ba tác phẩm khác ở Bảo tàng Guéret.

Prosper Lecourtier qua đời vào năm 1924 ở tuổi 73. Salon Paris năm 1925 đã mở một triển lãm liệt kê danh mục  tất cả các tác phẩm của ông để đảm bảo rằng di sản của ông vẫn tiếp tục sống mãi.

Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Musée d’Orsay; Sandrine Fuselier, 2000; Ji-Elle, 2011; Philippe Autrive, 2019)