Đóng

Lion Au Serpent

Mã Tác phẩm: BA001

LION WITH A SERPENT (SNAKE)

Lion au serpent là tác phẩm ra đời vào năm 1832 của nhà điêu khắc người Pháp, Antoine-Louis Barye có kích thước 1,35 x 1,78 x 0,96 mét (4 ft 5 in × 5 ft 10 in × 3 ft 2 in).

Nhiều nhà phê bình mỹ thuật cho rằng, tác phẩm chứa đựng nội dung đầy ẩn ý của một câu chuyện ngụ ngôn về sự quyến rũ của chế độ quân chủ, ba năm sau cuộc Cách mạng tháng Bảy.

Tác phẩm "Lion au serpent" bằng thạch cao tại Bảo tàng Mỹ thuật Lyon, Pháp

Tác phẩm “Lion au serpent” bằng thạch cao tại Bảo tàng Mỹ thuật Lyon, Pháp

Đánh giá
... Xem thêm

Bản mẫu bằng thạch cao ban đầu đã được trưng bày tại Salon Paris năm 1833 và Bảo tàng Mỹ thuật Lyon.

Phiên bản được đúc bằng đồng theo “quy trình mất sáp” – (lost wax casting) vào năm 1835 bởi Honoré Gonon. Mẫu đúc ban đầu được vua Louis Philippe I mua lại. Sau khi được trưng bày trong Tuileries Gardens từ năm 1836 đến 1911, hiện tác phẩm đang được trưng bày ở Bảo tàng Louvre – Paris.

Phiên bản tác phẩm "Lion au serpent" bằng đồng tại Bảo tàng Louvre, Paris

Phiên bản tác phẩm “Lion au serpent” bằng đồng tại Bảo tàng Louvre, Paris

Phiên bản tác phẩm "Lion au serpent" bằng đá tại Jardin des Tuileries, Paris

Phiên bản tác phẩm “Lion au serpent” bằng đá tại Jardin des Tuileries, Paris

Một bản bằng đồng đúc khác được sản xuất vào năm 1891 bởi Barbedienne và là bức tượng đồng đầu tiên được lắp đặt tại Quảng trường Rittenhouse ở Philadelphia vào năm 1892, nơi nó được gọi là Lion Crushing a Serpent. 

Phiên bản tác phẩm "Lion Crushing a Serpent" (Sư tử nghiền nát một con rắn) bằng đồng tại Quảng trường Rittenhouse, Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ

Phiên bản tác phẩm “Lion Crushing a Serpent” (Sư tử nghiền nát một con rắn) bằng đồng tại Quảng trường Rittenhouse, Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ

Ngoài ra, hiện nay tác phẩm cũng còn được lưu giữ ở một vài nơi khác. Bản phác họa bằng đất nung được lưu giữ ở Baltimore. Bản thạch cao ở Lyon và một bản đúc đồng được đặt phía trước cung điện Sternberg ở Prague.

Phiên bản tại Baltimore bằng đất nung này là một bản phác thảo chuẩn bị cho mô hình thạch cao được nộp cho Salon năm 1833

Phiên bản tại Baltimore bằng đất nung này là một bản phác thảo chuẩn bị cho mô hình thạch cao được nộp cho Salon năm 1833

Một phiên bản tác phẩm "Lion au serpent" bằng đồng khác tại Sternberg Palace, Prague

Một phiên bản tác phẩm “Lion au serpent” bằng đồng khác tại Sternberg Palace, Prague

Theo phong thủy, tượng sư tử có tác dụng trừ tà khí, sát khí, phù trợ sức khỏe, tài lộc cho chủ nhà. Ý nghĩa của nó đối với tài khí chính là ở điểm có thể bài trừ trở ngại về tiền tài, làm cho việc kinh doanh được tăng trưởng. 

Người ta cho rằng biểu tượng sư tử có nguồn gốc từ đạo Phật. Bởi trong đạo Phật, sư tử tuyết được xem là vật linh, thường gắn liền với hình ảnh sư tử dâng hoa cho Đức Phật. Sư tử tượng trưng cho lòng dũng cảm. Nó là con vật can đảm, thận trọng và thông minh.

Phật Manjushuri được mô tả cưỡi sư tử, tay phải cầm thanh gươm của sự thông thái. Thời xưa trên áo các vị tướng thường có thêu hình sư tử.

Theo phong thủy, chức năng đầu tiên quan trọng của tượng sư tử là có thể tránh tà. Trong môi trường mà chúng ta đang sống thì có nhiều tà khí, những tà khí này chỉ cần điều kiện nhân duyên phù hợp thì sẽ tác oai tác quái, quấy nhiễu hạnh phúc, phá hoạt trật tự bình thường của con người.

Hình tượng của sư tử uy phong, dũng mãnh, có khả năng chinh phục tà khí. Đặt một đôi sư tử trước cửa lớn có thể làm bùa trấn phong thủy cho ngôi nhà mà không hề ngăn chặn khí lành. Đồng thời, sư tử còn là vật phẩm phong thủy có khả năng hóa giải sát khí, đón tài lộc, hoá giải vận hạn.Trong môi trưòng lớn có rất nhiều loại sát khí, ví dụ như một số đá lởm chởm hoặc là góc nhọn, nghĩa địa, đường nước thải, ống khỏi nhả khí thải,… phương pháp hoá giải sát khí tốt nhất đó chính là cải thiện môi trường, đây là điều cơ bản nhất của phong thủy.

Nhưng môi trường bên ngoài không phải chúng ta có thể sắp đặt được, cho nên dùng phương pháp khác để điều tiết. Sư tử phong thủy chính là một trong những phương pháp đó. Đặt sư tử ở nơi có sát khí thì có thể hóa giải được, giảm thiểu tai họa.

Tượng sư tử trong hay được dùng để hóa giải trong các trường hợp: nhà ngay giao lộ, cột đèn trước cửa, cây to trước cửa hay cửa sổ…, nên đặt tượng ở hướng Tây Bắc. Phong thủy cho rằng, sư tử thuộc quái Càn (Kim), phương Tây Bắc hành Kim. Vì thế, các tượng sư tử, nhất là sư tử bằng đồng, bằng kim loại nên đặt theo hướng này sẽ phát huy được công hiệu. Cũng có thể đặt sư tử ở hướng Tây. Đặt đúng cách mới đem lại tài lộc.

Tượng sư tử cũng có thể nên phối thành đôi. Phong thủy cho rằng, đặt sư tử nhất định phải có đôi và một đực một cái. Trường hợp có một con vỡ thì phải thay cả đôi hoàn toàn mới. Tuyệt đối không dùng lại con cũ. Đầu sư tử phải hướng ra ngoài cửa để ngăn chặn sát khí. Tuyệt đối, không đặt sư tử quay vào trong nhà. Đầu sư tử cũng không được quay vào cửa phòng chính hay các cửa phòng khác.

Nếu vì lý do nào đó phải đặt sư tử trong nhà, tốt nhất là nên đối diện với cửa lớn, mặt hướng ra ngoài. Sư tử đá cũng có thể đặt ở mép ngoài cửa sổ nhưng phải dùng keo dính hoặc xi măng gắn chặt không để xê dịch hoặc bị rơi. Đặt đầu sư tử trên cửa lớn có thể ngăn sát khí. Nếu không có điều kiện đặt cả đôi sư tử thì có thể đặt một con sư tử màu vàng. Nó cũng ngăn sát khí hiệu quả.

Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Musée du Louvre, 2010; Caitlin Martin, 2013; Association for Public Art; Wojciech Dittwald, 2015; Walters Art Museum; hongkyfengshui, 2019)
Đánh giá

Kích thước:

. Chiều cao: 24 cm
. Chiều rộng: 28 cm
. Chiều sâu: 17,5 cm

Chất liệu:

. Tượng: Đồng
. Đế: Đá

Nhà điêu khắc phiên bản: Antoine-Louis Barye

Liên hệ tư vấn và tham quan:

Điện thoại: +84 28 3829 2600
Hotline: +84 91 872 1668
Email: cs@tramanh.art