Được mệnh danh là Nữ thần sử học, Clio thường được khắc họa với một cuốn sách bên cạnh hoặc trên tay nàng. Người Hy Lạp xưa cho rằng viết lịch sử cũng là một dạng nghệ thuật.
Bức hoạ sơn dầu The Muse Clio của Pierre Mignard năm 1689 thuộc Museum of Fine Arts, Budapest
Ở Phương Đông, Khổng Tử viết kinh Xuân Thu, bộ sử lớn của Trung Quốc cổ đại, là cốt để “bao biếm”, tức là khen và chê các hành vi của của các nhân vật lịch sử. Cái mẫu mực sử học thực dụng còn tồn tại rất lâu dài về sau, nhất là ở phương Đông.Từ thời cổ đại, người ta đã đặt yêu cầu cho việc chép sử là nêu gương cho nhân dân và đem lại bài học cho những nhà cầm quyền. Polibius, nhà sử học Hy Lạp vào thế kỷ II trước công nguyên, đã nhận thấy rằng sử học có tính pagamtikos, tức thực dụng. Trong các vị thần Muses Hy Lạp, thì nữ thần Clio là thần sử học. Nhưng tên Clio là bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Kleio, nghĩa là ca tụng, biểu dương.Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của con người. Nhưng, sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.
Đây là những dòng của Phạm Công Trứ trong bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên: “Vì sao phải viết quốc sử? Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử”.
Bức hoạ sơn dầu Clio – muse of history của Johannes Moreelse khoảng trước 1634 thuộc National Museum in Warsaw (MNW)
Clio là một trong 9 nữ thần nghệ thuật (9 Muses) cụ thể là Calliope, Clio, Erato, Euterpe, Melpomene, Polyhymnia, Terpsichore, Thalia và Urania, là 9 người phụ nữ trẻ xinh đẹp tượng trưng cho: khoa học, văn học và nghệ thuật. Họ chính là nguồn cảm hứng sáng tác trong các tư liệu thơ nhạc của văn hóa Hy Lạp cổ xưa. Họ còn được coi là hiện thân của tri thức và nghệ thuật, đặc biệt là ca vũ, âm nhạc và văn học.
9 nữ thần này đều là con gái của thần Zeus (vua của các vị thần) và Mnemosyne (nữ thần ký ức). Cũng có truyền thuyết khác cho rằng họ là những nữ thần sinh ra từ 4 dòng suối Helicon chảy trên mặt đất, sau khi Pegasus, chú ngựa thần có cánh in dấu chân lên mặt đất và tạo ra những dòng chảy này.
Cùng nhau, các nàng thơ làm nhiệm vụ phục vụ cho Apollo và nhảy múa trên Olympus mua vui cho các vị thần. Nếu âm nhạc của Apollo lôi cuốn đến mức làm nước ngưng chảy, thì điệu nhảy của các nàng thơ cũng đủ để làm cho ngàn hoa bừng nở.
Các nghệ sĩ thời Hy Lạp cổ đại tin rằng, chín nàng thơ chủ yếu sống trên đỉnh núi Olympia, ngày đêm mua vui cho 12 vị thần tối cao. Nhưng lâu lâu, 9 nàng cũng xuống trần thế, lựa chọn một nghệ sĩ nào đó họ thích và truyền cảm hứng cho nghệ sĩ này.
Bức hoạ sơn dầu ‘Minerva among the Muses’ của Hendrick van Balen và Lucas van Uden hiện đang được trưng bày tại bảo tàng cung điện – Museum of King John III’s Palace tại Wilanów, Ba Lan
Muses là những nữ thần đại diện và bảo trợ cho các môn nghệ thuật bao gồm: Âm nhạc, khoa học, triết học, sử thi, toán học, địa lý, thơ, kịch và hội họa. Nhiệm vụ của họ là đến bên các nhà thơ, các nhà văn, nhạc sĩ,… và thì thầm các ý tưởng vào tai họ, để cho ra những tác phẩm nghê thuật tuyệt tác.
Người ta còn tin rằng những nữ thần Muses có khả năng mang lại sự thành công và thịnh vượng cho con người.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Theoi Project, Greek Mythology, Muses, 2014; Leeming, David, 2005; Cao Anh Lâm, 2014; Hà Văn Tấn, 1988; Morpheus, 2019)
Đánh giá
Kích thước:
. Chiều cao: 39 cm
. Chiều rộng: 18 cm
. Chiều sâu: 28 cm
Được mệnh danh là Nữ thần sử học, Clio thường được khắc họa với một cuốn sách bên cạnh hoặc trên tay nàng. Người Hy Lạp xưa cho rằng viết lịch sử cũng là một dạng nghệ thuật.
Bức hoạ sơn dầu The Muse Clio của Pierre Mignard năm 1689 thuộc Museum of Fine Arts, Budapest
Ở Phương Đông, Khổng Tử viết kinh Xuân Thu, bộ sử lớn của Trung Quốc cổ đại, là cốt để “bao biếm”, tức là khen và chê các hành vi của của các nhân vật lịch sử. Cái mẫu mực sử học thực dụng còn tồn tại rất lâu dài về sau, nhất là ở phương Đông.Từ thời cổ đại, người ta đã đặt yêu cầu cho việc chép sử là nêu gương cho nhân dân và đem lại bài học cho những nhà cầm quyền. Polibius, nhà sử học Hy Lạp vào thế kỷ II trước công nguyên, đã nhận thấy rằng sử học có tính pagamtikos, tức thực dụng. Trong các vị thần Muses Hy Lạp, thì nữ thần Clio là thần sử học. Nhưng tên Clio là bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Kleio, nghĩa là ca tụng, biểu dương.Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của con người. Nhưng, sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.
Đây là những dòng của Phạm Công Trứ trong bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên: “Vì sao phải viết quốc sử? Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử”.
Bức hoạ sơn dầu Clio – muse of history của Johannes Moreelse khoảng trước 1634 thuộc National Museum in Warsaw (MNW)
Clio là một trong 9 nữ thần nghệ thuật (9 Muses) cụ thể là Calliope, Clio, Erato, Euterpe, Melpomene, Polyhymnia, Terpsichore, Thalia và Urania, là 9 người phụ nữ trẻ xinh đẹp tượng trưng cho: khoa học, văn học và nghệ thuật. Họ chính là nguồn cảm hứng sáng tác trong các tư liệu thơ nhạc của văn hóa Hy Lạp cổ xưa. Họ còn được coi là hiện thân của tri thức và nghệ thuật, đặc biệt là ca vũ, âm nhạc và văn học.
9 nữ thần này đều là con gái của thần Zeus (vua của các vị thần) và Mnemosyne (nữ thần ký ức). Cũng có truyền thuyết khác cho rằng họ là những nữ thần sinh ra từ 4 dòng suối Helicon chảy trên mặt đất, sau khi Pegasus, chú ngựa thần có cánh in dấu chân lên mặt đất và tạo ra những dòng chảy này.
Cùng nhau, các nàng thơ làm nhiệm vụ phục vụ cho Apollo và nhảy múa trên Olympus mua vui cho các vị thần. Nếu âm nhạc của Apollo lôi cuốn đến mức làm nước ngưng chảy, thì điệu nhảy của các nàng thơ cũng đủ để làm cho ngàn hoa bừng nở.
Các nghệ sĩ thời Hy Lạp cổ đại tin rằng, chín nàng thơ chủ yếu sống trên đỉnh núi Olympia, ngày đêm mua vui cho 12 vị thần tối cao. Nhưng lâu lâu, 9 nàng cũng xuống trần thế, lựa chọn một nghệ sĩ nào đó họ thích và truyền cảm hứng cho nghệ sĩ này.
Bức hoạ sơn dầu ‘Minerva among the Muses’ của Hendrick van Balen và Lucas van Uden hiện đang được trưng bày tại bảo tàng cung điện – Museum of King John III’s Palace tại Wilanów, Ba Lan
Muses là những nữ thần đại diện và bảo trợ cho các môn nghệ thuật bao gồm: Âm nhạc, khoa học, triết học, sử thi, toán học, địa lý, thơ, kịch và hội họa. Nhiệm vụ của họ là đến bên các nhà thơ, các nhà văn, nhạc sĩ,… và thì thầm các ý tưởng vào tai họ, để cho ra những tác phẩm nghê thuật tuyệt tác.
Người ta còn tin rằng những nữ thần Muses có khả năng mang lại sự thành công và thịnh vượng cho con người.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Theoi Project, Greek Mythology, Muses, 2014; Leeming, David, 2005; Cao Anh Lâm, 2014; Hà Văn Tấn, 1988; Morpheus, 2019)