Người châu Á có 12 con giáp để tính năm, tính tuổi, người phương Tây cũng có 12 cung nhận diện tính cách, số phận. Trên thị trường chứng khoán (TTCK) cũng có một số con vật mang tính hình tượng vừa có tác dụng biểu đạt diễn biến vừa là dấu hiệu để nhận biết xu hướng.
Hai con vật tiêu biểu nhất của TTCK chính là bò (bull) và gấu (bear). Hình tượng con bò tượng trưng cho xu hướng tăng (bull market) và những điều thuận lợi của TTCK, được sử dụng để làm các kỷ vật, món đồ lưu niệm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán. Đối với nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán kỳ cựu, bức tượng bò và gấu đặt phía trước Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc.
Hình tượng bò và gấu chiến đấu với nhau quyết liệt là cách mô tả súc tích về TTCK có tăng, có giảm và đây là một cuộc chiến khốc liệt, dai dẳng, có thắng, có thua, anh dũng – thành công xen lẫn đau thương – mất mát.
Những lúc tưởng chừng như bò thắng thế, nhưng cuối cùng lại trúng phải cú tát chí mạng của gấu là hình ảnh cho việc TTCK có xu hướng tăng nhưng cuối cùng lại giảm mạnh, người ta gọi đó là “bẫy tăng giá” (bulltrap).
Ngược lại với diễn biến này là beartrap, tức là thị trường ban đầu có dấu hiệu giảm, nhưng sau đó lại tăng mạnh, mang màu sắc tích cực. Nhưng hơi lạ là NĐT chứng khoán ít nói về beartrap, nên bulltrap vẫn chiếm ưu thế. Có lẽ điều gì kịch tính, đau thương cho dù có tiêu cực một chút nhưng người ta cũng lại nhớ lâu hơn chăng? Còn khi có lãi, nhiều người thường vui vẻ và quên hết những khó nhọc trước đó.
Sở dĩ bò và gấu được chọn làm hình tượng cho TTCK là do tư thế, chuyển động đặc trưng của chúng khi tấn công đối thủ. Bò đực khi tấn công sẽ tự tin lao về phía mục tiêu và đẩy sừng của chúng lên không trung, tương ứng với hình ảnh thị trường tăng trưởng. Mặt khác, gấu thường sẽ tấn công bằng cách dương bàn chân của chúng theo chuyển động đi xuống và thường hay tấn công khi sợ hãi, tương ứng với hình ảnh thị trường lao dốc.
Thực chất, thị trường gấu không phải lúc nào cũng xấu mà còn có thể là cơ hội cho một số NĐT tận dụng thời cơ để mua vào. Thị trường gấu chỉ xấu nếu NĐT có kế hoạch bán cổ phiếu của mình hoặc cần tiền ngay lập tức. Đối với những NĐT giá trị dài hạn, một thị trường gấu tạo ra một cơ hội tuyệt vời để tăng tốc lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Với giá cổ phiếu giảm, NĐT có thể đầu tư định kỳ, với số lượng cố định theo thời gian vào cổ phiếu và giảm cơ sở chi phí trung bình của các cổ phần và rút ngắn thời gian phục hồi danh mục đầu tư một khi thị trường gấu giảm bớt.
Đương nhiên, để “Đầu tư giá trị” đòi hỏi NĐT phải lựa chọn cổ phiếu dựa trên chất lượng hoạt động của công ty và khả năng tạo thu nhập vững chắc theo thời gian. Các cổ phiếu công ty này nắm giữ tốt trong dài hạn và có khả năng vẫn sẽ có thu nhập ổn định sau 10 hoặc 20 năm. Phương thức đầu tư giá trị được phát triển đầu tiên tại trường Kinh doanh Columbia bởi hai giáo sư, Benjamin Graham và David Dodd. Đầu tư giá trị sau đó đã được phổ biến rộng rãi bởi nhà đầu tư thành công Warren Buffett.
Đúc kết lại, các NĐT sẽ mua nhiều cổ phiếu hơn khi giá giảm và ít cổ phiếu hơn khi giá tăng. Ngay cả khi thị trường hiện không công nhận giá trị của một công ty và đánh giá thấp cổ phiếu của mình, nếu công ty tiếp tục kiếm tiền như một doanh nghiệp hoạt động với các đặc điểm tài chính vững chắc, điều này nói thêm về giá trị nội tại, hoặc bản chất thiết yếu của công ty, hơn phản ánh trong giá cổ phiếu hiện tại của nó.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Nick Waddell, 2013; Papatrader; Thái Ca ĐTTC, 2014; The Duomo Initiative, 2019; Rob Isbitts, 2020)
5/5 - (3 bình chọn)
Kích thước:
. Chiều cao: 30,5 cm . Chiều rộng: 50 cm . Chiều sâu: 25 cm
Người châu Á có 12 con giáp để tính năm, tính tuổi, người phương Tây cũng có 12 cung nhận diện tính cách, số phận. Trên thị trường chứng khoán (TTCK) cũng có một số con vật mang tính hình tượng vừa có tác dụng biểu đạt diễn biến vừa là dấu hiệu để nhận biết xu hướng.
Hai con vật tiêu biểu nhất của TTCK chính là bò (bull) và gấu (bear). Hình tượng con bò tượng trưng cho xu hướng tăng (bull market) và những điều thuận lợi của TTCK, được sử dụng để làm các kỷ vật, món đồ lưu niệm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán. Đối với nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán kỳ cựu, bức tượng bò và gấu đặt phía trước Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc.
Hình tượng bò và gấu chiến đấu với nhau quyết liệt là cách mô tả súc tích về TTCK có tăng, có giảm và đây là một cuộc chiến khốc liệt, dai dẳng, có thắng, có thua, anh dũng – thành công xen lẫn đau thương – mất mát.
Những lúc tưởng chừng như bò thắng thế, nhưng cuối cùng lại trúng phải cú tát chí mạng của gấu là hình ảnh cho việc TTCK có xu hướng tăng nhưng cuối cùng lại giảm mạnh, người ta gọi đó là “bẫy tăng giá” (bulltrap).
Ngược lại với diễn biến này là beartrap, tức là thị trường ban đầu có dấu hiệu giảm, nhưng sau đó lại tăng mạnh, mang màu sắc tích cực. Nhưng hơi lạ là NĐT chứng khoán ít nói về beartrap, nên bulltrap vẫn chiếm ưu thế. Có lẽ điều gì kịch tính, đau thương cho dù có tiêu cực một chút nhưng người ta cũng lại nhớ lâu hơn chăng? Còn khi có lãi, nhiều người thường vui vẻ và quên hết những khó nhọc trước đó.
Sở dĩ bò và gấu được chọn làm hình tượng cho TTCK là do tư thế, chuyển động đặc trưng của chúng khi tấn công đối thủ. Bò đực khi tấn công sẽ tự tin lao về phía mục tiêu và đẩy sừng của chúng lên không trung, tương ứng với hình ảnh thị trường tăng trưởng. Mặt khác, gấu thường sẽ tấn công bằng cách dương bàn chân của chúng theo chuyển động đi xuống và thường hay tấn công khi sợ hãi, tương ứng với hình ảnh thị trường lao dốc.
Thực chất, thị trường gấu không phải lúc nào cũng xấu mà còn có thể là cơ hội cho một số NĐT tận dụng thời cơ để mua vào. Thị trường gấu chỉ xấu nếu NĐT có kế hoạch bán cổ phiếu của mình hoặc cần tiền ngay lập tức. Đối với những NĐT giá trị dài hạn, một thị trường gấu tạo ra một cơ hội tuyệt vời để tăng tốc lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Với giá cổ phiếu giảm, NĐT có thể đầu tư định kỳ, với số lượng cố định theo thời gian vào cổ phiếu và giảm cơ sở chi phí trung bình của các cổ phần và rút ngắn thời gian phục hồi danh mục đầu tư một khi thị trường gấu giảm bớt.
Đương nhiên, để “Đầu tư giá trị” đòi hỏi NĐT phải lựa chọn cổ phiếu dựa trên chất lượng hoạt động của công ty và khả năng tạo thu nhập vững chắc theo thời gian. Các cổ phiếu công ty này nắm giữ tốt trong dài hạn và có khả năng vẫn sẽ có thu nhập ổn định sau 10 hoặc 20 năm. Phương thức đầu tư giá trị được phát triển đầu tiên tại trường Kinh doanh Columbia bởi hai giáo sư, Benjamin Graham và David Dodd. Đầu tư giá trị sau đó đã được phổ biến rộng rãi bởi nhà đầu tư thành công Warren Buffett.
Đúc kết lại, các NĐT sẽ mua nhiều cổ phiếu hơn khi giá giảm và ít cổ phiếu hơn khi giá tăng. Ngay cả khi thị trường hiện không công nhận giá trị của một công ty và đánh giá thấp cổ phiếu của mình, nếu công ty tiếp tục kiếm tiền như một doanh nghiệp hoạt động với các đặc điểm tài chính vững chắc, điều này nói thêm về giá trị nội tại, hoặc bản chất thiết yếu của công ty, hơn phản ánh trong giá cổ phiếu hiện tại của nó.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Nick Waddell, 2013; Papatrader; Thái Ca ĐTTC, 2014; The Duomo Initiative, 2019; Rob Isbitts, 2020)