EAGLES
ĐÔI CHIM ĐẠI BÀNG
Trong hầu hết các nền văn hóa truyền thống, chim có một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Là một loài được liên kết với hình ảnh của tự do và là cầu nối siêu việt giữa trời và đất.
Tuy nhiên, gần như mọi loài chim đều có biểu tượng văn hóa và tôn giáo và đôi khi trái ngược nhau. Ví dụ: Đại bàng biểu thị cho quyền lực, niềm tự hào, quyền giám hộ, quyền hành và là một biểu tượng Kitô giáo của sự cứu rỗi. Chim cú đại diện cho sự khôn ngoan từ thời Hy Lạp cổ đại. Chim công là một biểu tượng của sự hồi sinh của Chúa Kitô và nữ thần Hy Lạp Hera.
Điêu khắc chim được sử dụng phổ biến nhất để trang trí đài phun nước hoặc vườn, nhưng gần đây đã trở nên phổ biến để trang trí trong nội thất nhà ở.
Đại bàng là loài chim lớn và là loài chim dữ. Đại bàng hay sống ở các đỉnh núi cheo leo, nơi miền hoang dã. Không giống với các loài chim khác. Đại bàng có cá tính và khát vọng sống mạnh mẽ. Vì lẽ đó, nó được chọn làm hình ảnh đại diện cho nhiều quốc gia, tổ chức.
Đại bàng xứng đáng được coi là chúa tể bầu trời. Nó sống cô độc, kiêu dũng, một mình hùng cứ trên đỉnh núi, bay liệng săn mồi trên tầng trời cao nhất. Đại bàng không bao giờ chấp nhận thất bại. Một khi phát hiện ra con mồi, hiếm khi bỏ lỡ cơ hội, nó luôn là kẻ chiến thắng. Đại bàng không sợ các cơn bão. Ngược lại, nó chao cánh lượn vượt lên trên cả những cơn cuồng phong. Nhờ cơn bão, đại bàng mới là chính nó.
Đại bàng được người ta tôn thờ vì ý chí của nó. Khi đến tuổi già, đại bàng bị yếu đi. Lông không còn mượt, mỏ không còn cứng, móng vuốt bớt sắc nhọn… Khi ấy, đại bàng không chấp nhận chết già như các loài khác. Nó chọn cách tái sinh đớn đau và bi tráng. Đại bàng lao đầu vào vách đá, lăn mình qua các bụi gai. Điều này khiến thân thể nó như vỡ nát. Nó đứng trước hai tình huống, một là chết vì kiệt sức và đau đớn, hai là gắng gượng vượt qua. Và hầu như đại bàng đạt được điều thứ hai. Nó gượng qua được thử thách. Lông mới sẽ mọc lại. Mỏ vỡ sẽ được thay thế…
Đại bàng cha mẹ là nhà giáo dục vĩ đại trong việc nuôi dạy con cái. Khi con mái đến mùa làm tổ. Con trống chọn những cành cây thô, những mẩu gai sắc làm tổ cho con mái. Nó chỉ phủ lên gai sắc đó 1 lớp rêu mỏng cho con mái nằm ấp trứng. Trứng nở, đại bàng con mới ra đời đã phải chiến đấu với nỗi đau của gai sắc đâm vào da thịt. Vượt qua được, nó sẽ mạnh mẽ như cha mẹ chúng. “Vô cùng tàn nhẫn và vô cùng yêu thương” là cách dạy con cái của người Do thái, chính là học từ loài đại bàng…
Đó cũng là lý do vì sao trong muôn vàn loài chim, người ta lại ngưỡng mộ chim đại bàng, chơi tượng đại bàng và coi rằng nó có ý nghĩa về phong thủy. Đại bàng là loài chim quý, loài chim thiêng. Các mẫu tượng đại bàng đều khắc họa nét đẹp dữ dội, mạnh mẽ, uy phong. Nó có tác dụng trấn trạch, giải đen, nâng cánh cho sự nghiệp gia chủ.
Về phong thủy tượng đại bàng rất phù hợp với giới doanh nhân, lãnh đạo cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp. Tuổi Tỵ, tuổi Dần, tuổi Ngọ, tuổi Thìn là những tuổi phù hợp nhất để chơi tượng đại bàng. Ngoại trừ tuổi Mão, tuổi Tý, tuổi Tuất, các tuổi còn lại thì đều có thể dùng tượng đại bàng được.
Tượng đại bàng nên bài trí ở phòng khách, đầu đại bàng hướng ra ngoài. Trong phòng làm việc tượng đại bàng nên đặt trên bàn hoặc mặt tủ thấp ngang mặt bàn. Không được đưa tượng đại bàng vào phòng ngủ, không được đặt tượng đại bàng ở nhà bếp, phòng thờ, phòng ăn. Ở qui mô gia đình không nên đặt quá 3 tượng đại bàng trong nhà.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Hùng Lâm, 2020)