Trong thần thoại Hy Lạp, Helen (tiếng Hy Lạp: Ἑλένη – Helénē), còn được biết đến là Helen thành Troy, hay Helen xứ Sparta, là con gái của thần Zeus và Leda, chị em của Clytemnestra, Phoebe, Timandra, Philonoe,Castor và Pollux.
Trong thần thoại Hy Lạp, nàng được xem là người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới với mái tóc vàng óng như ánh mặt trời, đôi má ửng đỏ, đôi môi nồng nàn màu mận chín, làn da trắng sứ tỏa ánh sáng lung linh mờ ảo và một giọng nói đầy mê hoặc. Danh tiếng của nàng lớn đến nỗi không một người đàn ông trần tục hay vị thần nào mà không biết đến và muốn có được nàng. Nàng là Vương hậu Laconia, một địa phận trong Hy Lạp, với tư cách là vợ của Vua Menelaus của Sparta. Khi còn trẻ, nàng đã từng bị bắt cóc bởi Theseus – người anh hùng nổi tiếng Hy Lạp. Eros (thần tình yêu) đã bắn một mũi tên vào ngực nàng, khiến nàng yêu Hoàng tử Paris và theo chàng về thành Troy. Việc nàng bị bắt cóc bởi Paris đã dẫn đến Chiến tranh thành Troy kéo dài hơn 10 năm. Sau cuộc chiến, nàng được Menelaus đưa về Sparta.
Bức hoạ Helen thành Troy của hoạ sĩ Evelyn De Morgan năm 1898, London
Vẻ đẹp của nàng đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ của mọi thời đại, trở thành sự nhân cách hóa cho vẻ đẹp lý tưởng của con người. Hình ảnh của Helen bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Ở Hy Lạp cổ đại, vụ bắt cóc nàng bởi Paris – hoặc sự trốn thoát của nàng cùng anh ta – là một mô típ phổ biến. Trong các minh họa thời trung cổ, sự kiện này thường được miêu tả như một sự quyến rũ, trong khi ở các bức tranh thời Phục hưng, nó thường được mô tả như là một “vụ cưỡng đoạt” bởi Paris. Những dòng của Christopher Marlowe từ bi kịch Doctor Faustus (1604) thường được trích dẫn : “Đây có phải là khuôn mặt đã phóng hỏa một ngàn tàu và đốt cháy các tòa tháp của Ilium?”
Bức tranh sơn dầu Tình yêu của Helen và Paris của Jacques-Louis David năm 1788, Louvre, Paris
Từ thời cổ đại, miêu tả Helen là một thử thách về nghệ thuật. Thế giới cổ đại bắt đầu vẽ tranh về Helen hoặc khắc hình của cô lên đá, đất sét và đồng vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Dares Phrygius mô tả Helen trong cuốn Lịch sử về sự sụp đổ của thành Troy: “Cô ấy xinh đẹp, khéo léo và quyến rũ. Chân cô ấy đẹp nhất, miệng cô ấy dễ thương nhất. Có một dấu ấn sắc đẹp giữa lông mày của cô ấy.”
Helen thường được miêu tả trên những chiếc bình Athen khi bị Menelaus đe dọa và chạy trốn khỏi ông ta. Trong nghệ thuật Laconic, trên tấm bia cổ xưa, mô tả sự phục hồi của Helen sau khi thành Troy sụp đổ, Menelaus cầm trong tay thanh kiếm nhưng Helen can đảm đối mặt, nhìn thẳng vào mắt ông ta.
Các bức hoạ mô tả cảnh Paris bắt cóc Helen
Trong những bức tranh thời Phục hưng, việc Helen rời khỏi Sparta thường được miêu tả như một cảnh cưỡng bức của Paris. Tuy nhiên, các nghệ sĩ của thập niên 1460 và 1470 bị ảnh hưởng bởi Guido delle Colonne’s Historia Destis Troiae, vụ bắt cóc Helen lại được miêu tả là một cảnh tượng quyến rũ. Trong Florentine Picture Chronicle, Paris và Helen được thể hiện trong vòng tay nhau và cuộc hôn nhân của họ được mô tả thành tấm thảm Franco-Flemish.
Trong nghệ thuật Pre-Raphaelite, Helen thường được thể hiện với mái tóc xoăn cuốn thành từng vòng. Các họa sĩ khác cùng thời miêu tả Helen trên thành lũy của thành Troia và tập trung vào biểu cảm của nàng: khuôn mặt thất thần, vô cảm và trống rỗng. Trong bức tranh của Gustave Moreau, Helen cuối cùng đã trở nên vô danh, như một khoảng trống, ở giữa đống đổ nát hoang tàn của thành Troy sau cuộc chiến.
Bức hoạ Helen cùng khuôn mặt vô cảm của Gustave Moreau
Trong thần thoại Hy Lạp, Helen (tiếng Hy Lạp: Ἑλένη – Helénē), còn được biết đến là Helen thành Troy, hay Helen xứ Sparta, là con gái của thần Zeus và Leda, chị em của Clytemnestra, Phoebe, Timandra, Philonoe,Castor và Pollux.
Trong thần thoại Hy Lạp, nàng được xem là người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới với mái tóc vàng óng như ánh mặt trời, đôi má ửng đỏ, đôi môi nồng nàn màu mận chín, làn da trắng sứ tỏa ánh sáng lung linh mờ ảo và một giọng nói đầy mê hoặc. Danh tiếng của nàng lớn đến nỗi không một người đàn ông trần tục hay vị thần nào mà không biết đến và muốn có được nàng. Nàng là Vương hậu Laconia, một địa phận trong Hy Lạp, với tư cách là vợ của Vua Menelaus của Sparta. Khi còn trẻ, nàng đã từng bị bắt cóc bởi Theseus – người anh hùng nổi tiếng Hy Lạp. Eros (thần tình yêu) đã bắn một mũi tên vào ngực nàng, khiến nàng yêu Hoàng tử Paris và theo chàng về thành Troy. Việc nàng bị bắt cóc bởi Paris đã dẫn đến Chiến tranh thành Troy kéo dài hơn 10 năm. Sau cuộc chiến, nàng được Menelaus đưa về Sparta.
Bức hoạ Helen thành Troy của hoạ sĩ Evelyn De Morgan năm 1898, London
Vẻ đẹp của nàng đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ của mọi thời đại, trở thành sự nhân cách hóa cho vẻ đẹp lý tưởng của con người. Hình ảnh của Helen bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Ở Hy Lạp cổ đại, vụ bắt cóc nàng bởi Paris – hoặc sự trốn thoát của nàng cùng anh ta – là một mô típ phổ biến. Trong các minh họa thời trung cổ, sự kiện này thường được miêu tả như một sự quyến rũ, trong khi ở các bức tranh thời Phục hưng, nó thường được mô tả như là một “vụ cưỡng đoạt” bởi Paris. Những dòng của Christopher Marlowe từ bi kịch Doctor Faustus (1604) thường được trích dẫn : “Đây có phải là khuôn mặt đã phóng hỏa một ngàn tàu và đốt cháy các tòa tháp của Ilium?”
Bức tranh sơn dầu Tình yêu của Helen và Paris của Jacques-Louis David năm 1788, Louvre, Paris
Từ thời cổ đại, miêu tả Helen là một thử thách về nghệ thuật. Thế giới cổ đại bắt đầu vẽ tranh về Helen hoặc khắc hình của cô lên đá, đất sét và đồng vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Dares Phrygius mô tả Helen trong cuốn Lịch sử về sự sụp đổ của thành Troy: “Cô ấy xinh đẹp, khéo léo và quyến rũ. Chân cô ấy đẹp nhất, miệng cô ấy dễ thương nhất. Có một dấu ấn sắc đẹp giữa lông mày của cô ấy.”
Helen thường được miêu tả trên những chiếc bình Athen khi bị Menelaus đe dọa và chạy trốn khỏi ông ta. Trong nghệ thuật Laconic, trên tấm bia cổ xưa, mô tả sự phục hồi của Helen sau khi thành Troy sụp đổ, Menelaus cầm trong tay thanh kiếm nhưng Helen can đảm đối mặt, nhìn thẳng vào mắt ông ta.
Các bức hoạ mô tả cảnh Paris bắt cóc Helen
Trong những bức tranh thời Phục hưng, việc Helen rời khỏi Sparta thường được miêu tả như một cảnh cưỡng bức của Paris. Tuy nhiên, các nghệ sĩ của thập niên 1460 và 1470 bị ảnh hưởng bởi Guido delle Colonne’s Historia Destis Troiae, vụ bắt cóc Helen lại được miêu tả là một cảnh tượng quyến rũ. Trong Florentine Picture Chronicle, Paris và Helen được thể hiện trong vòng tay nhau và cuộc hôn nhân của họ được mô tả thành tấm thảm Franco-Flemish.
Trong nghệ thuật Pre-Raphaelite, Helen thường được thể hiện với mái tóc xoăn cuốn thành từng vòng. Các họa sĩ khác cùng thời miêu tả Helen trên thành lũy của thành Troia và tập trung vào biểu cảm của nàng: khuôn mặt thất thần, vô cảm và trống rỗng. Trong bức tranh của Gustave Moreau, Helen cuối cùng đã trở nên vô danh, như một khoảng trống, ở giữa đống đổ nát hoang tàn của thành Troy sau cuộc chiến.
Bức hoạ Helen cùng khuôn mặt vô cảm của Gustave Moreau