PSYCHE HỒI SINH BỞI NỤ HÔN CỦA CUPID được ví như một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Tân cổ điển của nghệ sĩ người Ý Antonio Canova được uỷ quyền vào năm 1787 bởi Colonel John Campbell. Tác phẩm mô tả cảnh thần Cupid trong thần thoại Hy Lạp (vị thần của tình yêu) sau khi cứu sống nàng Psyche bằng một nụ hôn.
Joachim Murat là người sở hữu bản đầu tiên (bản gốc) được làm từ đá marble (với kích thước 155cm x 168 cm) vào năm 1800. Sau khi ông mất, tác phẩm được di dời và trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp vào năm 1824.
Hoàng tử Yusupov, một nhà quý tộc người Nga đã sở hữu phiên bản thứ 2 của tác phẩm này từ Canova tại Rome vào năm 1796, và sau đó được chuyển về bảo tàng Hermitage tại Saint Petersburg.
Cupid là thần Tình yêu và Psyche là thần Tâm hồn (sau này khi đã lấy Cupid). Câu chuyện tình nổi tiếng của hai vị thần này được lấy từ tiểu thuyết Latin The Golden Ass của nhà văn Lucius Apuleius từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ, nhà văn. Bên cạnh đó, nó cũng được biên soạn ra tiếng Việt, in thành sách trong các cuốn giai thoại nổi tiếng.
Psyche là con gái út của một vị vua thế nên từ bé đã được sống trong môi trường hoàng tộc. Nàng có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Thậm chí, một số người còn cho rằng nàng đẹp hơn cả thần Venus (Nữ thần Sắc đẹp).
Điều này hiển nhiên là không qua nổi tai mắt của thần Venus và nó khiến nữ thần rất tức giận. Nữ thần quyết định trừng phạt cô gái người trần mắt thịt kia. Thần Venus sai con trai mình – thần tình yêu Cupid – phải khiến Psyche cả đời yêu kẻ hèn mạt nhất và bất hạnh với mối tình đó.
Bức họa nàng Psyche được họa sĩ William Bouguereau vẽ năm 1892
Tuy nhiên, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Cupid đã đem lòng yêu nàng Psyche xinh đẹp. Cupid quyết định nàng phải là vợ mình, hoặc không ai cả. Vì thế, vị thần này quyết định “đuổi khéo” các chàng trai để ý tới Psyche.
Khi các chị đã lấy chồng hết cũng là lúc vua cha và hoàng hậu lo lắng cho tương lai của Psyche. Họ sai quân lính đưa nàng lên một đỉnh núi. Dĩ nhiên, Cupid luôn theo dõi mọi bước chân của “người thương”. Thần hóa thân thành cơn gió, đưa Psyche đến một cung điện nguy nga tráng lệ. Ở nơi đây, Psyche cảm nhận được sự hiện diện của người chồng thân yêu bên cạnh song cảm xúc này chỉ xuất hiện khi đêm xuống. Khi Psyche thức giấc, mọi thứ lại trở về bình thường.
Trong một lần, nàng Psyche năn nỉ “chồng” mình cho phép được báo tin cho bố mẹ và anh chị. Vì không muốn thấy vợ buồn phiền nên Cupid đã đồng ý cho nàng gặp hai cô chị.
Gặp lại các chị, Psyche vô cùng sung sướng. Nhưng từ đây, bi kịch của nàng mới thực sự bắt đầu. Nghe lời “khuyên” của hai cô chị ghen ghét với hạnh phúc của em, đêm xuống, Psyche lấy ngọn đèn giấu dưới gối để “soi” mặt “người chồng yêu”. Vì quá sững sờ trước vẻ đẹp của người chồng (vốn là một vị thần), Psyche đã để một giọt dầu rơi xuống mặt, khiến Cupid bừng tỉnh.
Vì quá giận giữ, Cupid “trừng phạt” Psyche bằng sự xa cách, bỏ về Olympus.
Cảm thấy hối hận vì những gì mình đã làm, Psyche đi tìm chồng ở khắp nơi. Vì biết con trai trái lời dặn của mình, nữ thần Venus đã đưa ra rất nhiều hình phạt cho Psyche. Tuy nhiên, điều này không làm nàng nản lòng. Psyche ngoan ngoãn làm theo mọi yêu cầu của nữ thần. Cho đến khi Psyche được giao đi kiếm một cái hòm từ chỗ thần chết Hades mang về cho Venus mà không được mở ra, không kiềm nổi sự tò mò, nàng đã mở và liền rơi vào giấc ngủ ngàn thu trước làn khói đen bí hiểm bên trong.
Thời gian qua đi, khi đã nguôi giận, Cupid đi tìm Psyche và đặt lên môi nàng một nụ hôn nồng thắm. Psyche lập tức tỉnh lại. Nàng kể cho Cupid những gì mình đã trải qua và hứa sẽ không lặp lại. Vì vẫn còn rất nhiều tình cảm với người con gái xinh đẹp này, Cupid quyết định nhờ sự trợ giúp của thần Jupiter, nhờ thần hòa giải với mẹ mình.
Thần Jupiter cảm kích trước tình cảm của hai người, đã cho Psyche uống nước thánh để nàng biến thành thần giống Cupid. Nữ thần sắc đẹp Venus vì nhượng bộ thần Jupiter nên chấp nhận hoà giải và nhận Psyche là con dâu.
Kể từ đó, không ai có thể chia lìa đôi uyên ương Cupid – Psyche.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: The Age of Fable, 1913; Cohtran Education, 2014; Psyche or, the Legend of Love, 1820)
Đánh giá
Kích thước:
. Chiều cao: 33 cm . Chiều rộng: 31 cm . Chiều sâu: 17 cm
PSYCHE HỒI SINH BỞI NỤ HÔN CỦA CUPID được ví như một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Tân cổ điển của nghệ sĩ người Ý Antonio Canova được uỷ quyền vào năm 1787 bởi Colonel John Campbell. Tác phẩm mô tả cảnh thần Cupid trong thần thoại Hy Lạp (vị thần của tình yêu) sau khi cứu sống nàng Psyche bằng một nụ hôn.
Joachim Murat là người sở hữu bản đầu tiên (bản gốc) được làm từ đá marble (với kích thước 155cm x 168 cm) vào năm 1800. Sau khi ông mất, tác phẩm được di dời và trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris, Pháp vào năm 1824.
Hoàng tử Yusupov, một nhà quý tộc người Nga đã sở hữu phiên bản thứ 2 của tác phẩm này từ Canova tại Rome vào năm 1796, và sau đó được chuyển về bảo tàng Hermitage tại Saint Petersburg.
Cupid là thần Tình yêu và Psyche là thần Tâm hồn (sau này khi đã lấy Cupid). Câu chuyện tình nổi tiếng của hai vị thần này được lấy từ tiểu thuyết Latin The Golden Ass của nhà văn Lucius Apuleius từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ, nhà văn. Bên cạnh đó, nó cũng được biên soạn ra tiếng Việt, in thành sách trong các cuốn giai thoại nổi tiếng.
Psyche là con gái út của một vị vua thế nên từ bé đã được sống trong môi trường hoàng tộc. Nàng có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Thậm chí, một số người còn cho rằng nàng đẹp hơn cả thần Venus (Nữ thần Sắc đẹp).
Điều này hiển nhiên là không qua nổi tai mắt của thần Venus và nó khiến nữ thần rất tức giận. Nữ thần quyết định trừng phạt cô gái người trần mắt thịt kia. Thần Venus sai con trai mình – thần tình yêu Cupid – phải khiến Psyche cả đời yêu kẻ hèn mạt nhất và bất hạnh với mối tình đó.
Bức họa nàng Psyche được họa sĩ William Bouguereau vẽ năm 1892
Tuy nhiên, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Cupid đã đem lòng yêu nàng Psyche xinh đẹp. Cupid quyết định nàng phải là vợ mình, hoặc không ai cả. Vì thế, vị thần này quyết định “đuổi khéo” các chàng trai để ý tới Psyche.
Khi các chị đã lấy chồng hết cũng là lúc vua cha và hoàng hậu lo lắng cho tương lai của Psyche. Họ sai quân lính đưa nàng lên một đỉnh núi. Dĩ nhiên, Cupid luôn theo dõi mọi bước chân của “người thương”. Thần hóa thân thành cơn gió, đưa Psyche đến một cung điện nguy nga tráng lệ. Ở nơi đây, Psyche cảm nhận được sự hiện diện của người chồng thân yêu bên cạnh song cảm xúc này chỉ xuất hiện khi đêm xuống. Khi Psyche thức giấc, mọi thứ lại trở về bình thường.
Trong một lần, nàng Psyche năn nỉ “chồng” mình cho phép được báo tin cho bố mẹ và anh chị. Vì không muốn thấy vợ buồn phiền nên Cupid đã đồng ý cho nàng gặp hai cô chị.
Gặp lại các chị, Psyche vô cùng sung sướng. Nhưng từ đây, bi kịch của nàng mới thực sự bắt đầu. Nghe lời “khuyên” của hai cô chị ghen ghét với hạnh phúc của em, đêm xuống, Psyche lấy ngọn đèn giấu dưới gối để “soi” mặt “người chồng yêu”. Vì quá sững sờ trước vẻ đẹp của người chồng (vốn là một vị thần), Psyche đã để một giọt dầu rơi xuống mặt, khiến Cupid bừng tỉnh.
Vì quá giận giữ, Cupid “trừng phạt” Psyche bằng sự xa cách, bỏ về Olympus.
Cảm thấy hối hận vì những gì mình đã làm, Psyche đi tìm chồng ở khắp nơi. Vì biết con trai trái lời dặn của mình, nữ thần Venus đã đưa ra rất nhiều hình phạt cho Psyche. Tuy nhiên, điều này không làm nàng nản lòng. Psyche ngoan ngoãn làm theo mọi yêu cầu của nữ thần. Cho đến khi Psyche được giao đi kiếm một cái hòm từ chỗ thần chết Hades mang về cho Venus mà không được mở ra, không kiềm nổi sự tò mò, nàng đã mở và liền rơi vào giấc ngủ ngàn thu trước làn khói đen bí hiểm bên trong.
Thời gian qua đi, khi đã nguôi giận, Cupid đi tìm Psyche và đặt lên môi nàng một nụ hôn nồng thắm. Psyche lập tức tỉnh lại. Nàng kể cho Cupid những gì mình đã trải qua và hứa sẽ không lặp lại. Vì vẫn còn rất nhiều tình cảm với người con gái xinh đẹp này, Cupid quyết định nhờ sự trợ giúp của thần Jupiter, nhờ thần hòa giải với mẹ mình.
Thần Jupiter cảm kích trước tình cảm của hai người, đã cho Psyche uống nước thánh để nàng biến thành thần giống Cupid. Nữ thần sắc đẹp Venus vì nhượng bộ thần Jupiter nên chấp nhận hoà giải và nhận Psyche là con dâu.
Kể từ đó, không ai có thể chia lìa đôi uyên ương Cupid – Psyche.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: The Age of Fable, 1913; Cohtran Education, 2014; Psyche or, the Legend of Love, 1820)