Đóng

Tượng Demeter

Là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, Demeter có một vai trò quan trọng trong thần thoại Hy Lạp. Demeter là hiện thân của sự màu mỡ, người cai quản các mùa, bảo vệ nông nghiệp và mùa màng nói chung. Đôi khi, nàng còn được gọi với những cái tên thân thuộc như “mẹ trái đất” hay “mẹ thiên nhiên”.

Demeter không có sức mạnh và quyền lực lớn lao như Zeus, Hera, Poseidon, Hades, nhưng nàng lại được người dân hết sức tôn trọng. Nàng chưa từng cố ý giáng họa cho nhân gian và chỉ muốn mang cho người dân biết bao phúc lợi. Demeter trực tiếp chỉ dạy cho con người cách cày bừa, tưới nước, chăm bón, thu hoạch… Nàng tận tình hướng dẫn mọi người từng bước để mùa màng bội thu, không phải thiếu lương thực.

Tương truyền rằng, khi Demeter đi qua các vùng đất khác nhau, nơi đó ngay lập tức trở nên màu mỡ, chứa đầy trái cây, đồng cỏ mang một màu xanh mướt và vật nuôi trở nên béo tốt.

Nữ thần Demeter vốn thông thái, hiểu biết nhưng luôn khiêm nhường và rất kính trọng các vị Thần khác, nên nàng sớm chiếm được sự ủng hộ của các vị Thần Olympia. Mặt khác, Demeter còn được tôn trọng vì đại diện cho tất cả phần nữ tính của người phụ nữ trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

Phiên bản tượng Demeter bằng đá cẩm thạch (ảnh: Wikipedia)

Phiên bản tượng Demeter bằng đá cẩm thạch (ảnh: Wikipedia)

>> Xem thêm: Tượng trang trí phòng khách giúp nâng tầm không gian sống

Thần thoại quan trọng nhất xung quanh Demeter là câu chuyện liên quan đến con gái nàng và sự ra đời của bốn mùa trong năm.

Truyền thuyết kể lại rằng, nữ thần Demeter có một người con gái duy nhất tên là Persephone, đây là người đẹp nhất trong số các thiếu nữ con cái của các vị thần. Persephone là con của Demeter và vị vua tối cao Zeus. Tuy nhiên, nàng đã bị thần Hades bắt cóc đưa xuống thế giới địa ngục.

Hades vì quá buồn chán khi phải sống cùng những linh hồn người chết, ông xin phép Zeus hãy ban cho ông một cô vợ để bầu bạn. Zeus đồng ý, tuy nhiên người vợ mà Hades yêu cầu lại chính là nữ thần Persephone.

Vì biết Demeter rất yêu con gái nên Zeus đã nói rằng Hades nên… bắt cóc Persephone, nếu hỏi cưới đàng hoàng thì sẽ không thành công vì Demeter sẽ không bao giờ đồng ý để con mình sống dưới âm phủ.

Hades liền bay xuống vùng đất mà Persephone đang dạo chơi. Vị này tạo ra một bông hoa thơm ngát. Persephone thích thú chạm vào bông hoa, ngay lập tức mặt đất nứt ra và bàn tay của Hades kéo cô xuống địa ngục. Sau đó, Hades đã lừa đưa Persephone một quả lựu với yêu cầu nếu nàng ăn nó sẽ được trở về với Demeter. Dĩ nhiên, Persephone đã chọn ăn quả lựu đó.

Trớ trêu thay, với người Hy Lạp, lựu là biểu tượng của vợ chồng. Vì thế, Persephone xem như đã có mối quan hệ ràng buộc với Hades. Mặt khác, quy định chung lúc đó là người đã ăn đồ dưới âm phủ, sẽ thuộc về âm phủ. Vì Persephone đã ăn lựu ở âm phủ nên nàng đã trở thành người của thế giới này.

Demeter thương tiếc Persephone. Tranh vẽ bởi họa sĩ Evelyn de Morgan, 1906.

Demeter thương tiếc Persephone. Tranh vẽ bởi họa sĩ Evelyn de Morgan, 1906.

Sau khi biết được sự việc, Demeter hóa thân thành một người phụ nữ già và bắt đầu đi khắp các thành phố và làng mạc để quên nỗi đau. Đau buồn vô tận, Demeter đã vô tình gửi những sự bất hạnh xuống nhân gian. Đất đai trở nên cằn cỗi, mùa màng thất bát, cỏ xanh trên đồng không còn mọc nữa, hạt giống cũng không nảy mầm, mưa không thuận, gió không hòa.

Nạn đói ập đến, con người đói kém nên cũng chẳng ai nghĩ đến việc cúng lễ, hiến tế các vị thần. Tiếng khóc than, oán trách thấu tận trời xanh, thần Zeus đã cố gắng thuyết phục Demeter khôi phục lại sự màu mỡ cho Trái đất, nhưng Demeter từ chối nếu con gái bà không quay lại bên mình.

Cuối cùng, như một sự thỏa hiệp, thần Zeus quyết định rằng Persephone sẽ được trả tự do nhưng cô ấy sẽ phải quay lại với Hades trong một phần ba năm (hoặc một nửa trong các biến thể khác).

Tuy không thể đem con gái trở về hoàn toàn với mình, Demeter vẫn khôi phục lại sự màu mỡ cho Trái đất sau khi chứng kiến cảnh hoang tàn mà mình không cố ý gây ra, và quay về Olympus cùng Persephone.

Những cánh đồng đã xanh tươi trở lại, vườn cây sai quả, hoa lại nở rực rỡ khắp rừng núi đồng quê. Đất đai màu mỡ, vạn vật đổi thay, muôn loài như bừng tỉnh khi Demeter gặp lại người con gái yêu dấu. Nhưng vì mỗi năm lại có một nửa thời gian Persephone phải từ giã người mẹ thân yêu, Demeter lại chìm vào nỗi thương nhớ. Bà lại mặc bộ đồ đen và từ bỏ công việc của mình ở đỉnh Olympia. Thiên nhiên, cây cỏ, muôn loài lại âu sầu, ủ rũ như nỗi lòng bà vậy.

Câu chuyện trên được cho là nguồn gốc ra đời của bốn mùa xuân, hạ, thu đông.

Tượng Demeter hiện được trưng bày tại Trâm Anh Art

Tượng Demeter hiện được trưng bày tại Trâm Anh Art

Phiên bản bằng đồng của tượng Demeter hiện đang được trưng bày tại Trâm Anh Art. Thuộc về nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, bức tượng Demeter mang nét đặc trưng của những tác phẩm nghệ thuật thuộc thời kỳ này.

Khuôn mặt Demeter chớm nở một nụ cười nhẹ nhàng, bình yên, tựa như nàng đang ngắm nhìn thành quả của mình ở hạ giới. Bức tượng khắc họa Demeter trong dáng vẻ đang chuyển động. Dù thế, nàng vẫn toát lên vẻ mềm mại vốn có ở các vị thần là nữ giới. Đôi tay mảnh khảnh của nàng ôm chặt bó ngũ cốc, thứ gắn liền với vai trò và sứ mệnh của vị thần Hy Lạp này. Bức tượng khiến người xem cảm giác như thể Demeter đang trên hành trình mang sự màu mỡ đến một vùng đất xa xôi nào đó, một nhiệm vụ mà nàng rất yêu thích.

Đôi cánh cũng là điểm nổi bật của bức tượng Demeter, dù một số phiên bản không có chi tiết này. Người Hy Lạp quan niệm những vị thần với chức năng đặc biệt như thần đưa tin sẽ sở hữu đôi cánh, nhằm giúp việc di chuyển được nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, những vị thần đại diện cho các khái niệm trừu tượng như Tình Yêu (Eros), Chiến Thắng (Nike), Giấc Ngủ (Hypnos) , Cái Chết (Thanatos) cũng có thể xuất hiện dưới dạng con người có cánh.

Demeter có lẽ thuộc một trong số những nhân vật nói trên. Với vai trò của mình, nàng đi khắp nơi để hướng dẫn người dân trồng trọt. Những hạt lúa mì từ khi gieo xuống đất, có nảy mầm được hay không, bông lúa có chắc, có mẩy không,…đó là công việc do người làm ruộng cũng như Demeter lo toan, săn sóc.

Tượng Demeter phù hợp để trưng bày ở các không gian quây quần của gia đình, vì nhân vật này đại diện cho sự màu mỡ, nên rất thích hợp với những nơi ấm cúng. Ngoài ra, tượng Demeter cũng là lựa chọn hoàn hảo khi nhà sưu tầm cần một tác phẩm mang tính nghệ thuật, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc.