Vì sao tượng con ngựa được giới sưu tầm ưa thích?
Ngựa là loài động vật quen thuộc trong nhiều nền văn hóa. Không chỉ giúp ích cho những hoạt động thường ngày, ngựa còn là chủ đề được ưa chuộng trong nghệ thuật, đặc biệt là điêu khắc. Tượng con ngựa là tác phẩm vốn mang nhiều ý nghĩa. Mọi người sở hữu tượng ngựa để bày trí, nâng cấp không gian sống, đồng thời là niềm hy vọng vạn sự như ý.
Với vai trò nhà sưu tầm và phân phối các tác phẩm nghệ thuật uy tín, đội ngũ Trâm Anh Art muốn gửi đến bạn đọc bài chia sẻ mang chủ đề “Vì sao tượng con ngựa được yêu thích”. Hy vọng những kinh nghiệm, bí quyết được chia sẻ ngay phía bên dưới sẽ hữu ích trong quá trình lựa chọn tượng đồng trang trí của quý khách.
Hình tượng con ngựa trong văn hóa và nghệ thuật phương Đông
Trong suốt quá khứ lâu dài của các nền văn hóa phương Đông, ngựa là một trong những loài có ảnh hưởng và tầm quan trọng bậc nhất.
Ở Nhật Bản, ngựa là con vật quen thuộc trong văn hóa xứ sở mặt trời mọc. Từ xa xưa, người Nhật đã tôn thờ hình tượng con ngựa như một vị thần. Họ tin rằng những “linh hồn” sẽ đến hạ giới trên lưng một con ngựa. Người Nhật còn được dựng tượng tại một số đền thờ, thể hiện sự tôn trọng dành cho loài động vật này.
Còn ở Trung Quốc, theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, ngựa là loài có sức ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và tồn tại của vương triều Trung Hoa cổ đại.
Lý do là vì ngựa có thể di chuyển quãng đường dài mà không bị mất sức quá nhanh. Chúng trở thành “đôi chân” của những nhà buôn, những người kinh doanh. Tầm quan trọng của chúng là cực kỳ to lớn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và vật tư, hay nói rộng hơn, là sự phát triển thương mại của đất nước này. Ngựa cũng là phương tiện di chuyển chính của người dân thời điểm này.
Ngoài ra, hình tượng con ngựa còn xuất hiện trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là điêu khắc, hội họa và văn học phương Đông.
Người phương Đông xem ngựa là những sinh vật siêu nhiên và tốt bụng. Chúng trở thành chủ đề của một số truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian, được người dân truyền tai nhau qua nhiều thế hệ.
Chẳng hạn, một trong những nhân vật chính trong tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký hầu hết xuất hiện dưới dạng một con ngựa màu trắng, hay Bạch Mã. Ở Việt Nam, hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời cũng là một chi tiết vô cùng quen thuộc.
Hình vẽ về ngựa đã xuất hiện ở những di tích còn sót lại từ thời nhà Thương, tức khoảng thế kỉ I TCN. Đến thời nhà Hán, những bức vẽ ban đầu được nâng cấp thành những bức tượng con ngựa. Các tác phẩm này phần lớn được nung từ gốm và phủ bằng những lớp sơn làm từ bột.
Rất nhiều tác phẩm thời kỳ này được thực hiện rất tinh vi. Những nghệ nhân cổ đại đã trang trí yên cương, móng hoặc dây đeo cho các bức tượng con ngựa. Thậm chí, ở thời nhà Minh, họ còn sử dụng sứ như chất liệu chính để điêu khắc tượng con ngựa.
Tính thẩm mỹ của tượng con ngựa
Trong điêu khắc, tượng con ngựa là chủ đề phổ biến và được các nghệ nhân sử dụng như một nguồn cảm hứng sáng tạo. Một trong những lý do chính là tính thẩm mỹ của ngựa. Ngựa là loài vật đẹp đẽ, thanh cao với cấu trúc cơ thể vững chắc cộng hưởng với sự mềm mại của bờm và đuôi.
Ngựa thuộc họ móng guốc có bốn chân, và dễ nhận thấy được ở hai chân sau lớn hơn hai chân trước. Ngực của con ngựa có hình vòng cung, dạng săn chắc. Đôi chân có những chiếc móng vững vàng và sắc nhọn khiến thân hình ngựa vô cùng cơ bắp và khỏe mạnh. Ở các bức tượng động vật trang trí chủ đề “ngựa”, ta thấy được sự kết hợp hài hòa giữa cái đẹp của sự dũng mãnh và nét mềm mại đại diện cho thiên nhiên.
Cách di chuyển của ngựa cũng rất đa dạng. Chúng không bao gồm một tư thế duy nhất. Ngựa khi đứng yên, khi tung cước, khi lại phi nước đại. Các nghệ nhân sáng tác bức tượng con ngựa thường khai thác hoạt động của chúng dưới nhiều góc độ.
Nhưng dù là gì, hình tượng con ngựa vẫn toát lên dáng vẻ uy nghiêm, dũng mãnh và can trường. Những chi tiết ấy là cửa sổ để chúng ta nhìn vào một thế giới của muôn loài, thứ luôn cuốn hút ta một cách kỳ diệu và khác thường.
Bức tượng Horses (tạm dịch: những con ngựa), tác phẩm của nhà điêu khắc tài hoa Miguel Fernando Lopez là ví dụ cho tính thẩm mỹ của ngựa. Tượng mô tả khung cảnh một cặp tuấn mã đang chiến đấu với nhau. Một con đang nằm trên mặt đất, con còn lại đang nhảy vọt lên không trung.
Bức tượng cho ta thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng đồng thời vẫn tôn vinh được vẻ đẹp của loài ngựa. Chiếc đuôi cong vút, cơ bắp chắc nịch, đôi bờm mượt mà và gợn sóng. Cặp ngựa hiện lên như những kiệt tác nghệ thuật thật sự, mang vẻ sống động và thiên nhiên hiếm có.
Tượng con ngựa đại diện cho sự tự do
Tượng con ngựa chứa đựng nhiều ý nghĩa, nổi bật nhất là tinh thần tự do và hoang dã. Ngựa mang trong mình niềm khao khát khám phá những vùng thiên nhiên chưa ai đặt chân đến. Hình ảnh những đàn ngựa phi nước đại, băng qua cánh đồng, bãi cỏ hoặc những hoang mạc khiến ta liên tưởng đến những tay đua đang xông pha trên đường chạy.
Ngoài ra, hình tượng con ngựa gắn liền với sự tự do là bởi, trước khi ô tô, xe máy được phát minh, ngựa là phương tiện tốt nhất để con người di chuyển. Người ta dùng ngựa để đi muôn nơi. Ngựa đại diện cho niềm đam mê xê dịch, sự tự chủ và lời hứa về con đường rộng mở.
Trong điêu khắc, hình tượng con ngựa gắn liền với người cao bồi trong văn hóa Mỹ, và tính tự do của loài động vật này được thể hiện phần lớn qua các tác phẩm về chủ đề cao bồi. Tượng “Cowboy on bucking bronco” của nhà điêu khắc tài ba Frederic Remington là một ví dụ.
“The Bronco Buster” là tác phẩm điêu khắc đầu tiên của Remington sau khi ông đã thành danh với sự nghiệp họa sĩ. Bức tượng được Remington hoàn thiện và đăng ký bản quyền vào tháng 10 năm 1895. Từ đó đến nay, nó luôn được biết đến như kiệt tác nổi tiếng nhất của nghệ sĩ đa tài người Mỹ.
Người đàn ông, nhân vật chính của bức tượng, hiện lên với vẻ sử thi và nguyên bản. Chiếc mũ, bộ quần áo và đôi ủng đậm chất “cao bồi” được mô tả vô cùng chân thật. Như thể ông là một nhân vật có thật, được tạc lại ngay trong khoảnh khắc vung roi ngựa của mình.
Trong khi đó, con ngựa hoang đang vùng vẫy một cách mãnh liệt, có phần hung dữ. Đôi mắt rực lửa của con vật nhìn thẳng về phía trước, hai chân nó nhấc lên, sẵn sàng cho một cú đá hay một cú phi nước đại. Các bó cơ của con ngựa căng cứng, chứng tỏ nó vốn đã quen với đời sống hoang dã. Ở con vật, người xem dễ dàng nhận ra sự kết hợp hài hòa giữa cái đẹp của sự dũng mãnh, tự do và nét mềm mại đại diện cho thiên nhiên.
The Bronco Buster đạt đến đỉnh cao trong việc mô tả một cách tinh tế ở từng chi tiết của các chủ thể.
Tượng con ngựa mang ý nghĩa may mắn
Trong hội họa và điêu khắc, ai cũng quen với khái niệm “Mã đáo thành công”. Đây là cách chúng ta gửi gắm những ước mong tốt đẹp, hướng đến sự thành công, thịnh vượng trong đời sống tinh thần lẫn vật chất. Vì lẽ đó, tượng con ngựa được nhiều doanh nhân ưa chuộng.
Không chỉ là loài vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. Tượng con ngựa tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài. Ngựa cũng là con vật có số mệnh khỏe mạnh, táo bạo, ung dung, không bị trói buộc. Do đó, sở hữu tượng con ngựa sẽ giúp gia chủ vui vẻ và tràn đầy sinh khí, năng lượng.
Đặt tượng ngựa trong nhà sẽ mang lại sự may mắn cho gia chủ, phát đạt trong kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp và học hành tấn tới. Tượng ngựa cũng rất thích hợp cho những người hay đi công tác xa hoặc bôn ba đây đó. Đây là vật phẩm cần có trong nhà của những doanh nhân mà “cuộc đời là những chuyến đi”, hoạt động trên thương trường quốc tế và thương mại toàn cầu.
Tại Trâm Anh Art, chúng tôi hiện đang trưng bày các tác phẩm chủ đề “ngựa” được thực hiện bởi nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng. Đây là những bức tượng vừa mang vẻ đẹp nghệ thuật, vừa có tính phong thủy. Chúng phù hợp để gia chủ trưng bày trên bàn làm việc hoặc những vị trí tài vị trong ngôi nhà.
Quý khách có thể tham khảo bộ sưu tập tượng con ngựa cùng nhiều chủ đề khác tại đây.
Xin chân thành cảm ơn,