Đóng

APHRODITE & EROS

Mã Tác phẩm: BH100

APHRODITE & EROS (GREEK NAME) OR VENUS & CUPID (ROMAN NAME)

Có lẽ chúng ta đều biết đến Venus (thần Vệ Nữ) hay với một tên gọi khác là Aphrodite theo thần thoại Hy Lạp. Bản thân Venus là một phụ nữ xinh đẹp quyến rũ, bà được biết đến nhiều nhất như là người bảo trợ cho sắc đẹp nữ tính và tình yêu (ngoài ra còn bảo trợ cho hoạt động tình dục và sinh sản).

Theo thần thoại La Mã, Venus ăn nằm với thần chiến tranh Mars (tương đương với Ares trong thần thoại Hy Lạp) và sinh ra một thần khác cũng đại diện cho tình yêu là Cupid – nam thần dễ thương dưới hình dạng một đứa bé có đôi cánh trên lưng và bộ cung tên có thể mang tình yêu đến cho muôn loài. 

Tác phẩm Venus và Cupid của danh hoạ người Ý Sebastiano Ricci mô tả cảnh Venus ra lệnh cho con hãy xuống trần gian và làm cho con người yêu nhau. 

Tác phẩm Venus và Cupid của danh hoạ người Ý Sebastiano Ricci mô tả cảnh Venus ra lệnh cho con hãy xuống trần gian và làm cho con người yêu nhau. 

Đánh giá
... Xem thêm

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Thần thoại Hy lạp cũng có khá nhiều phiên bản, cùng một vị thần mà bản này chọi bản kia với các tích nhiều khi chẳng ăn nhập gì với nhau. Vấn đề trước nhất là tên. Vệ Nữ theo tiếng Hy Lạp cổ (gốc) là Aphrodite, nhưng sau khi Hy Lạp bị Đế chế La Mã chiếm thì Aphrodite bị cải tên thành Venus. Nhưng phiên bản nào thì Thần Vệ Nữ cũng là vị thần biểu tượng của sắc đẹp, tình yêu, tình dục, và thậm chí là thần hộ mạng của… gái điếm. Có hai tích về sự ra đời của vị thần này.

Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất về sự ra đời của Aphrodite là bức tranh do Sandro Botticelli vẽ dưới đây. Theo thoại cổ và theo thơ của Hesiod, thì vào thời xửa xưa (cực xưa, lúc chưa có loài người) thần Uranus (Bầu Trời) là một ông hay đánh đập vợ, bà Gaia (Mặt Đất) và con (một lô một lốc trong đó có Cronus). Chịu hết nổi, bà Gaia xúi Cronus phản lại cha. Vốn mạnh khỏe, Cronus đánh thắng Uranus, nhưng trước khi tống cổ cha khỏi thiên đàng, Cronus chém đứt của quý của cha mình để dằn mặt (theo kiểu mafia Ý thường xẻo lỗ tai của nạn nhân). Của quý ấy rơi xuống biển, và tinh trùng của Uranus làm nước biển nổi bọt, từ đó Aphrodite ra đời. (“Aphro” theo tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là bọt biển).

Tác phẩm "Sự ra đời của thần Vệ Nữ" của Sandro Botticelli, 1486

Tác phẩm “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” của Sandro Botticelli, 1486

Trong thần thoại La Mã, Cupid (tiếng Latinh: Cupido, có nghĩa là “khao khát”) là vị thần của ham muốn, tình yêu tình dục, quyến rũ và cảm xúc. Cupid thường được miêu tả như là con trai của nữ thần tình yêu Venus và thần chiến tranh Mars, và được biết đến như là Amor (“Tình yêu”) trong tiếng Latin. Trong Thần thoại Hy Lạp Cupid được gọi là Eros. Sử sách miêu tả Cupid là một bé trai không bao giờ lớn có đôi cánh trắng và luôn mang bên mình cung và hai mũi tên, mũi tên vàng và mũi tên đồng. Tương truyền, mũi tên vàng bắn vào ai người đó sẽ yêu người đầu tiên mình nhìn thấy say đắm, ngược lại mũi tên đồng khiến người bị bắn ghét cay ghét đắng người đó.

Thần Cupid đã trái lệnh mẹ là Venus đi yêu nàng công chúa Psyche xinh đẹp. Và trải qua bao gian khổ, cuối cùng Psyche đã tìm được Cupid và hai vị thần sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Cupid và Psyche (tiếng Việt: Thần Tình yêu và Tâm hồn; tiếng Latin: Amor e Psyche; tiếng Anh: The Tale of Cupid and Psyche hoặc The Tale of Amor and Psyche và The Tale of Eros and Psyche) là một câu chuyện có nguồn gốc từ Thần thoại La Mã nhưng trở thành nổi tiếng qua tác phẩm Con lừa vàng (tiếng Latin: Asinus aureus) của nhà văn La Mã Lucius Apuleius Platonicus (125-180). Câu chuyện về Cupid (hay Amor, thần Tình yêu) và Psyche (Tâm hồn) được biên soạn thành nhiều phiên bản của nhiều ngôn ngữ và quốc gia. Câu chuyện này cũng đã được biên soạn ra tiếng Việt, từng in thành sách trong các cuốn giai thoại nổi tiếng.

Tổng hợp: Trâm Anh Art

(Nguồn: Raccoonista, 2018; Nghethuatxua,2014)

Đánh giá

Kích thước:

. Chiều cao: 47 cm
. Chiều rộng: 24 cm
. Chiều sâu: 22,5 cm

Chất liệu:

. Tượng: Đồng
. Đế: Đá

Nhà điêu khắc phiên bản: Mathurin Moreau

Liên hệ tư vấn và tham quan:

Điện thoại: +84 28 3829 2600
Hotline: +84 91 872 1668
Email: cs@tramanh.art