Đóng

CÂU CHUYỆN MỸ THUẬT

Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn trong trạng thái vội vàng, tất bật, hối hả, không nhiều người đủ kiên nhẫn để tìm kiếm và thưởng thức vẻ đẹp tịch mặc và thư thái, duyên dáng và tinh vi của lối trình diễn cổ điển….

Vào thời đại này, chúng ta dành phần lớn thời gian chạy theo thông tin mà không thực sự thu nhận kiến thức. Chúng ta ghi nhận mọi thứ mà không có được cái nhìn sâu sắc. Chúng ta giao tiếp liên tục mà không tham gia vào những cộng đồng. Chúng ta lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ mà không dõi theo ký ức. Chúng ta tích luỹ bạn bè và lượt người tương tác (trên mạng xã hội) mà không thực sự gặp gỡ họ. Thật đáng tiếc, có thể nói, đấy chỉ là một hình thức sống mong manh và vô thường trên một nền tảng mà thông tin phát triển hỗn loạn và khó bề kiểm soát.

Vì thế, như là một cách lấy lại cân bằng theo lối phản kháng, các tác phẩm mỹ thuật cổ điển có thể giúp mang lại cho chúng ta những giờ phút lắng đọng và suy tưởng, thấu cảm và chiêm nghiệm, và trên hết là dịp “để ngắm tâm hồn mình”. Chúng không phải chỉ để giúp làm đẹp không gian, mà hơn thế, để cho ta thỉnh thoảng đứng lặng, nhìn vào đó, và tìm được cái đẹp trong chính cảm xúc của mình, làm đẹp cho chính mình.

“ĐỒNG” DÙNG TRONG ĐIÊU KHẮC:

“Đồng” dùng trong điêu khắc là các loại hợp kim có niên đại từ 4.500 TCN, bao gồm các lượng đồng và thiếc với một số tỷ lệ khác nhau. Hai dạng đồng – thiếc đã được sử dụng trong thời đại đồ đồng là “đồng nhẹ”, với 6% thiếc, được rèn mỏng và được sử dụng cho các vật thể như áo giáp, mũi tên đồng…và “đồng cổ điển”, hỗn hợp đồng với 10% thiếc, vẫn được sử dụng để đúc đồ vật cho đến ngày nay.

Hợp kim này đặc biệt chắc khỏe, dễ uốn và vì quá trình oxy hóa bề mặt của nó ngăn ngừa sự ăn mòn nên cực kỳ bền. Người ta đã tìm ra nhiều phôi đồng có niên đại đến 2.500 TCN, trải qua bao nhiêu thế kỷ, bao nhiêu triều đại, được đúc rồi lại nung chảy, tái sử dụng vô số lần.

Hợp kim đồng từ xa xưa đã được sử dụng trên khắp thế giới. Từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta coi đúc đồng là hình thức điêu khắc cao nhất với các bức tượng đồng bằng kích thước thật. Đồng đã luôn là vật liệu thích hợp nhất trong việc tạo nên các tượng đài hoành tráng.

Trải qua thời gian, trên bề mặt các tượng đồng được hình thành và bao phủ một lớp màu xanh lam (patina). Chúng được tạo ra bởi quá trình oxy hóa của hợp kim trên bề mặt, phản ứng với oxy trong không khí và trở thành đồng cacbonat. Lớp phủ tạo ra từ phản ứng hoá học này hoạt động như một lá chắn ngăn chặn bất kỳ sự ăn mòn đáng kể nào. Tuy nhiên nó cũng có thể dễ dàng được loại bỏ mà không làm tổn hại đến tính toàn vẹn hoặc độ bền của tác phẩm điêu khắc. Điều này thường được thực hiện với một chất tẩy rửa đồng chuyên dụng và một miếng bọt biển mềm. Đồng là một hợp kim bền bỉ, với những cách thức bảo trì đúng cách, có thể giữ được tình trạng và chất lượng ban đầu của nó trong nhiều thập kỷ, thế kỷ thậm chí là thiên niên kỷ.

... Xem thêm
TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC BẰNG ĐỒNG ĐƯỢC LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Kỹ thuật “đúc mất sáp” (Lost wax casting) là kỹ thuật phổ biến nhất để tạo ra các tác phẩm điêu khắc bằng đồng. Mặc dù quy trình chính xác có thể đổi khác đôi chút giữa các xưởng đúc, kỹ thuật này đã tương đối chuẩn kể từ khi bắt đầu được sử dụng từ khoảng 3.700 TCN.

Các nghệ nhân của xưởng đúc bắt đầu với một mô hình (vật mẫu từ nhà điêu khắc) mà từ đó một khuôn được tạo ra. Một vật liệu mềm như silicon được sử dụng cho mặt trong của khuôn, phải đủ mềm dẻo, dễ uốn, cực kỳ linh hoạt, để tạo ra âm bản chính xác của vật thể ban đầu. Lớp ngoài của khuôn cứng, thường được làm bằng thạch cao.

Sáp được nung nóng chảy sau đó được đổ vào khuôn phủ lên bề mặt bên trong của nó. Sau khi nguội, khuôn sáp được lấy ra khỏi khuôn và xử lý, hoàn thiện để loại bỏ bất kỳ chi tiết sai sót nào. Khuôn được liên kết với các “ống dẫn”, tạo thành các “kênh rót” mà đồng nóng chảy có thể chảy vào và khí có thể thoát ra.

Một khuôn cứng, thường là thạch cao, được tạo nên xung quanh khuôn sáp và toàn bộ vật thể được nung trong lò nung. Điều này vừa làm cứng thạch cao và làm tan chảy sáp ra khỏi khuôn thông qua các kênh, để lại một “âm bản” rỗng hoàn hảo của hình mẫu từ nhà điêu khắc mà từ đó đồng lỏng được đổ vào.

Sau khi được làm lạnh, tác phẩm đúc được lấy ra khỏi khuôn thạch cao của nó mà ở đó đồng hình thành thay cho phần sáp được loại bỏ. Sau cùng, bề mặt vật đúc được làm sạch, hoàn thiện và đánh bóng.

... Xem thêm

Đồng có thể được sử dụng để tạo ra gần như bất kỳ loại điêu khắc nào, chỉ tuỳ thuộc chủ yếu vào khuôn đúc. Từ thuở xa xưa, khi kỹ thuật luyện kim từng bước hình thành và phát triển, hợp kim đồng – thiếc đã được sử dụng để chế tạo vũ khí, tàu thuyền và đồ trang sức. Tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là việc chúng được sử dụng trong ngành điêu khắc kể từ thời Hy Lạp cổ đại. Bằng cách kết hợp thẩm mỹ của chủ nghĩa tự nhiên lý tưởng hóa và phương pháp “đúc mất sáp” (Lost wax casting), điêu khắc Hy Lạp cổ đại đã có thể tạo ra những bức tượng có kích thước hoành tráng với chi tiết hoàn mỹ vô song. Những tác phẩm điêu khắc này vẫn được ngưỡng mộ, tôn sùng cho đến ngày nay và là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật chế tác của nhân loại.

Truyền thống điêu khắc đồng đã bị lãng quên, tàn lụi sau sự sụp đổ của đế chế Rome và rồi trầm lắng, im lìm ở phương Tây cho đến khi nó được hồi sinh trong thời kỳ Phục hưng. Bắt đầu từ việc sử dụng để chế tạo các cửa, chi tiết kiến trúc và các tác phẩm điêu khắc cho nhà thờ. Vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thời Phục hưng, nó một lần nữa, tái sinh trong huy hoàng và trở thành một trong những ngành mỹ thuật đầu tiên được dạy trong các học viện nghệ thuật.

Khi nghệ thuật chuyển từ chủ nghĩa cổ điển sang chủ nghĩa hiện đại, các nhà điêu khắc như August Rodin và Umberto Boccioni đã sử dụng chất liệu đồng để tạo nên các tác phẩm nhấn mạnh đến tính thẩm mỹ và chuyển tải các ý niệm trừu tượng.

... Xem thêm
CẦN QUAN TÂM ĐẾN ĐIỀU GÌ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ VẬT LIỆU CỦA MỘT TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC BẰNG ĐỒNG?

Mặc dù đồng hợp kim vô cùng bền và ít bị biến đổi bởi tác động của những điều kiện tự nhiên thì tuy thế, chất lượng tác phẩm điêu khắc lại phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật đúc. Nhiều khuyết tật khác nhau, như độ xốp của hợp kim – sự hình thành bong bóng khí trong quá trình nguội hoặc làm lạnh bề mặt – sự hợp nhất không hoàn hảo của hai mặt của kim loại lỏng – có thể ảnh hưởng đến độ bền mặt ngoài và độ bền của hợp kim.

Điều quan trọng nhất cần lưu ý khi xác định chất lượng của một tác phẩm điêu khắc bằng đồng là độ chính xác của việc đúc từ mô hình của nhà điêu khắc, đặc biệt là chất lượng kết cấu bề mặt của nó và độ chính xác của các chi tiết tinh tế như ngón tay, ngón chân, tóc, tai, mắt, mũi, miệng, đường nét trên gương mặt… và các loại chi tiết nhỏ tinh tế khác.

Lớp phủ patina (lớp phủ oxit đồng hoặc đồng cacbonat) phát triển tự nhiên trên bề mặt của tác phẩm điêu khắc có thể chỉ ra chất lượng của hợp kim được sử dụng. Màu sắc của patina có thể thay đổi từ đỏ nhạt đến nâu ấm, xanh lá cây hoặc thậm chí là vàng, tùy thuộc phần nào đó vào lượng đồng trong hợp kim. Bất kể màu sắc của nó, cho dù là tự nhiên hay đã được tạo ra bởi các chất hóa học, patina được hình thành với nhiều cách thức và bí quyết. Đặc biệt có thể tạo nên lớp patina dày hoặc sẫm màu, thường được sử dụng để che giấu những khiếm khuyết bề mặt tác phẩm trong quá trình đúc.

... Xem thêm
TƯỢNG ĐỒNG NHỎ

Một bức tượng nhỏ là một tác phẩm nghệ thuật đồng thời là một vật phẩm trang trí. Bắt đầu từ thời kỳ Baroque và Rococo, những bức tượng đồng được làm thủ công, được thiết kế để trang trí và là một phần của trang trí nội thất nhà ở. Lúc này đã hình thành nên xu hướng sử dụng tượng đồng mỹ thuật nhỏ, dùng trang trí trong không gian sống, để thể hiện một cách tao nhã và tinh tế về đẳng cấp và sự giàu có.

Theo thời gian, qua nhiều thế kỷ, các bức tượng nhỏ ngày càng phổ biến, đặc biệt trong giới các nhà sưu tập. Bởi quy trình sản xuất hiện đại cho phép các bức tượng đồng chất lượng cao được sản xuất với mức chi phí thấp hơn. Và do đó, nói chung, các tác phẩm điêu khắc ngày càng dễ tiếp cận (cho nhiều người).

Hiện nay hệ thống các cửa hàng và gallery được hình thành trải rộng trên khắp các quốc gia của thế giới với các bộ sưu tập tượng đồng mỹ thuật vô cùng phong phú nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sưu tầm và trang trí nội thất của mọi người, bao gồm các bản sao của các bức tượng nổi tiếng ở mọi trường phái: Cổ điển, Hiện đại, Nghệ thuật Trang trí (Art Deco) và Nghệ thuật Nouveau cũng như các tác phẩm điêu khắc động vật, tượng chiến binh, tượng về các loại hình nghệ thuật, tượng sáng tác về đủ loại chủ đề của đời sống, tượng khỏa thân, đồ tạo tác và vật dụng trang trí sân vườn.

Quý khách vui lòng xem trọn bộ sưu tập tượng đồng mỹ thuật theo các chủ đề: Tại đây

... Xem thêm
NỘI THẤT CỔ ĐIỂN VÀ TƯỢNG MỸ THUẬT

Nội thất cổ điển đang “làm bão” thế giới. Hiện tại chúng đang xuất hiện ở mọi nơi, từ những ngôi nhà, khu phố cho đến các quán cà phê, khách sạn và nhà hàng thời thượng.

Đồ nội thất và những đồ vật thời quá khứ mang lại cảm giác hoài cổ cho không gian sống và khiến chúng ta mơ về những bóng hình và kỷ niệm chỉ còn trong dĩ vãng. Những thiết kế cổ điển giúp mang lại nét riêng của cá tính và tâm hồn và cho phép tạo ra một nội thất mà trong đó chúng ta cảm thấy gần gũi, thân thiết với những mối giao hòa cả từ trong ký ức.

Cố nhiên, đồ nội thất cổ điển cũng tạo ra một sự tương phản rất cần thiết để cân bằng với sự hiện đại trong một thế giới hôm nay, dường như đang thay đổi nhanh hơn mỗi ngày, của chúng ta.

... Xem thêm

Có thể quý vị có một cách tiếp cận lấy cảm hứng từ những đồ nội thất cổ điển phong cách bohemian, hoặc quý vị thích đồ nội thất mây, đồ nội thất cũ sưu tầm và đồ vật trang trí nhỏ được phát hiện ở chợ trời… Hoặc có lẽ quý vị có thể thích phong cách cổ điển truyền thống với ghế bành nhung và chân nến được chế tác đẹp mắt hoặc thậm chí là đèn chùm. Hoặc có thể retro (hoài cổ) là điều quý vị thích hơn và quý vị không thể có đủ màu pastel cho nhà bếp với hình nền hoa văn… Nhưng, một khi tất cả đồ nội thất đã được lựa chọn và trình bày, sắp đặt cẩn thận thì đừng quên một thứ vô cùng quan trọng cuối cùng: tác phẩm nghệ thuật.

Sau tất cả, đó là cách tốt nhất để hoàn thiện một không gian nội thất cổ điển. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng kể một câu chuyện và chúng có thể mang lại cá tính cho bất kỳ nội thất nào.

Dù phong cách cổ điển của quý vị là gì, cho dù quý vị là người phóng khoáng hay truyền thống hoặc ở tuổi 50-70, chúng tôi đều có các tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo để quý vị đưa vào ngôi nhà của mình.

... Xem thêm

Nếu quý vị có một nội thất phong cách bohemian tự do, phóng túng thì hãy tìm đến những tác phẩm điêu khắc nhỏ hoặc vừa bằng đồng, trào lưu Art Deco, để tăng thêm sự hấp dẫn hơn cho lựa chọn của quý vị với những đồ trang trí nhỏ. Phong cách Bohemian hay còn gọi là Boho hoặc Boho Chic, là thuật ngữ để nói về phong cách của cộng đồng người Bohemia (Gypsy). Thuật ngữ Bohemian được biết đến từ khoảng thế kỷ 19 và nhanh chóng du nhập sâu vào lối sống, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống từ nghệ thuật, thời trang cho tới kiến trúc, nội thất…

Đối với một không gian trang trí cổ điển, truyền thống và trang nghiêm hơn, quý vị có thể chọn tranh sơn dầu hoặc tác phẩm điêu khắc bằng đồng với các chủ đề thần thoại. Cuối cùng, đối với nội thất thập niên 50, hãy nghĩ đến việc chọn ra một bức tranh trừu tượng lấy cảm hứng từ Jackson Pollock hoặc các tác phẩm điêu khắc đồng phong cách trừu tượng, gợi nhớ đến nghệ thuật Pop.

Ngay cả khi nội thất của quý vị không hoàn toàn cổ điển, quý vị vẫn luôn có thể thêm nét cổ điển cho bất kỳ ngôi nhà nào bằng cách chọn treo ảnh đen trắng hoặc sắp đặt một vài tượng đồng nghệ thuật với tông màu nâu trầm. Hãy dùng những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia vĩ đại của thế kỷ 20 như Vivian Maier, Bert Stern và Willy Ronis, những người đã thành công và thậm chí “trở nên bất tử” trong thời đại của họ.

Vì vậy, cho dù quý vị đang tìm kiếm nét nghệ thuật cho phòng ngủ, phòng khách hoặc phòng ăn, sảnh đón hoặc chiếu nghỉ…,hãy khám phá bằng sự lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật của Trâm Anh Art, bổ sung hoàn hảo cho bất kỳ không gian nội thất nào với cảm hứng từ phong cách cổ điển. Làm cho ngôi nhà của quý vị trở thành một không gian sống đẫm chất nghệ thuật, tràn đầy ký ức và thực sự là “viên nang thời gian” nhỏ bé của riêng mình.

... Xem thêm
ORMOLU: Đẹp như Vàng

Hầu như không nhiều người, ngoài giới nghiên cứu và những người quan tâm nghiêm túc về đồ cổ, được biết: vật liệu ormolu – còn được gọi là đồng mạ vàng hoặc đồng dorée – là nền tảng của nghệ thuật trang trí châu Âu trong Thế kỷ XVIII và XIX.

Là vật liệu vô cùng bền chắc, được làm từ đồng mạ vàng, ormolu cực kỳ thiết thực, hữu dụng và đầy vẻ sang trọng, lộng lẫy, huy hoàng. Đây chính là lý do mà ormolu được sử dụng trong nhiều món đồ nội thất quan trọng và xa xỉ, trong thời kỳ này.

Màu sắc đẹp và phản chiếu ánh sáng rực rỡ, làm cho ormolu trở thành sự lựa chọn tuyệt vời trong việc trang trí cho các nội thất một vẻ đẹp táo bạo và quyến rũ. Thêm vào đó, nó có được “chất lượng vàng” đẹp một cách tinh tế, quý phái và vương giả mà không cần tới chi phí khổng lồ của vàng nguyên khối. Mặt khác ormolu cũng không mang lại cảm giác hào nhoáng, bóng loáng, rẻ tiền của các sản phẩm thay thế vàng khác.

Chính vì những lý do này mà ormolu được các nghệ nhân của Thế kỷ XVIII và XIX ưa chuộng, trên toàn cầu, trong nhiều ngành nghề đa dạng như chế tác đồng hồ, gốm sứ, đồ mộc nội thất, điêu khắc và thậm chí là đóng sách…

Để xem toàn bộ bài viết và các Câu chuyện mỹ thuật khác, quý khách vui lòng truy cập: Tại đây

... Xem thêm
TƯỢNG ĐỒNG MỸ THUẬT TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT

Tượng đồng mỹ thuật loại có kích thước nhỏ (có một thuật ngữ để gọi loại tượng này là “tượng salon”), được làm ra với mục đích chính là trang trí trong nội thất, trong không gian sống. Do vậy, cho dù các bức tượng thuộc phong cách hay thời đại nào thì cách bài trí chúng trong một không gian nội thất cụ thể là điều vô cùng quan trọng.

Có 2 vấn đề cần chú ý đối với tượng salon liên quan đến hình thức và nội dung của tác phẩm. Hình thức của tượng bị chi phối bởi không gian trưng bày do đó chất liệu và ngôn ngữ biểu đạt phải phù hợp. Nội dung tượng cần dễ đi vào tâm lý, tình cảm con người hoặc đại diện cho cái tôi, cái riêng tư của người nghệ sĩ… Mặt khác yêu cầu chính và hướng ưu tiên của tượng salon là “cái đẹp”, nên đề tài nói chung cần nhẹ nhàng, không đi vào triết lý sâu xa hay hoành tráng như tượng công viên, tượng đài.

... Xem thêm

Khi nói đến trang trí với tượng đồng mỹ thuật (nhất là những loại tượng theo phong cách cổ điển) điều quan trọng là cần tạo nên sự tương phản giữa các chủ thể trong bối cảnh trang trí. Bằng cách pha trộn ánh sáng đèn hiện đại, các loại đèn led (spotlight hoặc downlight), xử lý ánh sáng từ cửa sổ và các vật dụng khác trong bố cục mà bức tượng được đặt, ta có thể tạo ra một không gian trang nhã phù hợp với bộ sưu tập của mình. Kết hợp các phong cách khác nhau, các cách phối màu…, có thể tạo nên sự hiệu ứng tương phản một cách hợp lý.

Độ tương phản có thể tạo nên những hiệu ứng tích cực về cảm xúc và thị giác. Đối lập tạo nên sự thu hút vì vậy nên xem xét và nhắm đến sự tương phản giữa cứng với mềm mại về đường nét, giữa tươi với nhạt về màu sắc, giữa hiện đại với hoài cổ về nội dung và phong cách… Sử dụng khéo léo nguyên tắc này sẽ mang lại sức sống cho toàn bộ ngôi nhà với những không gian nội thất trực quan và thu hút.

... Xem thêm

Với mỗi pho tượng ta nên xem xét đặt một hiện vật tương phản gần đó. Chẳng hạn đặt một chiếc ghế Baroque bên cạnh một chiếc bàn Đan Mạch hiện đại, hoặc có thể làm nổi bật chiếc đèn Art Nouveau bằng một chiếc ghế sofa tân thời.

Ánh sáng là chìa khoá dẫn đến thành công của việc trang trí.

Một ngôi nhà chứa đầy đồ cổ và những tác phẩm mỹ thuật cổ điển có thể tạo cảm giác chật chội, lộn xộn, thậm chí bức bối.

Để khắc phục điều này, điều quan trọng là tập trung vào cách thức chiếu sáng. Ánh sáng nên được thiết kế riêng cho từng căn phòng, từng khu vực, để nâng cao hiệu ứng. Một căn phòng được chiếu sáng tốt có thể tạo nên sự năng động của toàn bộ ngôi nhà và mang lại sức sống mới cho mỗi tác phẩm trong cả bộ sưu tập.

... Xem thêm

Mặc dù có thể trang trí các bức tường của mình bằng loại vật liệu cũng như màu sắc phù hợp theo từng thời gian chẳng hạn như giấy dán tường, thảm hoặc các tác phẩm nghệ thuật khổ lớn, thì đấy có thể vẫn không phải là sự lựa chọn đúng. Vì điều này có thể làm rối mắt và tạo ra cảm giác về một căn phòng bừa bộn.

Nhiều nhà sưu tập có kinh nghiệm thường làm nổi bật các tác phẩm của họ bằng cách trình bày chúng trong căn phòng với những bức tường có màu đơn sắc. Màu “sơn di sản” tông thẫm của các thương hiệu như Benjamin Moore thực sự có thể làm cho các tác phẩm trở nên sống động.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là tạo nên sức sống cho không gian nội thất. Trừ khi ta thực sự có kế hoạch coi ngôi nhà như là một bảo tàng hay nhà lưu niệm thì, việc đảm bảo rằng ngôi nhà luôn tạo ra cảm giác thoải mái và ấm cúng là ưu tiên hàng đầu. Khi bước trên hành lang, đi qua từng ô cửa và tận hưởng ánh sáng lung linh của căn phòng, sẽ luôn cảm thấy được đón chào và thư giãn.

Cùng với nhu cầu trưng bày những tác phẩm nghệ thuật, luôn nhớ rằng, ngôi nhà là nơi ta gặp gỡ người thân, nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng…. Nếu ngôi nhà trở nên quá lộn xộn với các hiện vật, nó sẽ không còn giữ được chức năng quan trọng nhất nữa.

Một cách tối ưu để mọi thứ trở nên gọn gàng và phong cách hơn là đặt các bức tượng trên hoặc trong những chiếc tủ kiểu bespoke hoặc trên các kệ, giá hay các loại đôn có kích thước phù hợp.

Thêm nữa, không gian nội thất ngôi nhà nên có những hiện vật gợi nhớ những hồi ức, khiến ta hạnh phúc với nhiều kỷ niệm, điều đó luôn mang lại niềm vui và sự tĩnh tâm. Trình bày, sắp đặt chúng một cách phù hợp sẽ làm tăng giá trị cho không gian sống.

... Xem thêm
Tìm kiếm một chút gì đó để thêm một dấu ấn cá nhân vào các không gian và các bức tường trống trong ngôi nhà của quý vị?

Câu trả lời, đó là một tác phẩm mỹ thuật (hội họa hoặc điêu khắc) trong nội thất, là cách lý tưởng để thể hiện phong cách cá nhân, gu thẩm mỹ của gia chủ. Độc đáo và nguyên bản, chọn lựa phù hợp, chúng có thể là điểm nhấn cho bất kỳ không gian nào. Thêm nghệ thuật vào không gian sống của quý vị là một cơ hội tuyệt vời để thể hiện cá tính và trau dồi gu thẩm mỹ, bằng cách (gần như là) quản lý phòng trưng bày nghệ thuật của riêng mình.

Không cần phải là một người quá am hiểu và sành nghệ thuật để có thể trang trí ngôi nhà một cách hợp lý và trang nhã. Điều quan trọng nhất là bản năng nghệ thuật và trái tim của quý vị. Với những tác phẩm nghệ thuật được ấp ủ ý tưởng, lựa chọn cẩn thận, đi cùng những món đồ nội thất được tuyển chọn kỹ càng, quý vị có thể biến ngôi nhà của mình thành một ngôi nhà đẹp, sống động và tràn đầy cảm hứng.

... Xem thêm

Ngày nay, thế giới nghệ thuật ngày càng trở nên dễ tiếp cận và “dân chủ hoá”. Theo Thierry Ehrmann (Artprice), số lượng người mua các tác phẩm mỹ thuật đã tăng từ 500 ngàn sau Thế chiến thứ hai, lên tới hơn 70 triệu ngày nay. Trong Thế kỷ XXI, khoảng 700 bảo tàng được xây dựng mỗi năm và có đủ các hội chợ nghệ thuật đương đại cho gần như mỗi ngày trong năm. Từ các hội chợ nghệ thuật uy tín như Art Basel, FIAC, Art Paris hay Frieze, đến các hội chợ nhỏ hơn, gần gũi và thân mật, mỗi người đều có vai trò trong việc “tiết lộ và sưu tầm kho báu”. Hơn cả triển lãm hoặc bảo tàng, hội chợ nghệ thuật và các phiên đấu giá (kể cả trên mạng Internet) cho phép chúng ta đến gần hơn với thế giới nghệ thuật, ở tư cách là nhà sưu tầm.

Cũng chưa bao giờ có nhiều nghệ sĩ như ngày nay với số lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra mỗi năm. Đó là một phước lành cho tất cả các nhà sưu tập nghệ thuật và những người đam mê, những người cuối cùng có thể tạo ra vị trí của riêng họ trong một lĩnh vực từng là độc quyền (và cả đặc quyền), một thời. Thị trường nghệ thuật đang phát triển rất nhanh. Đã có nhiều phát hiện và nhiều sự phát triển bất ngờ trong lịch sử nghệ thuật. Thật sự, đó là một khía cạnh mới mẻ của thế giới này, khiến nó trở nên hấp dẫn, cuốn hút và vô cùng thú vị.

... Xem thêm

Trong một thời gian dài, hệ thống phân cấp của các thể loại, giới hạn phạm vi các chủ đề, được coi là chấp nhận được trong nghệ thuật (điêu khắc) tượng hình. Theo thứ tự từ uy tín nhất đến kém uy tín nhất, thứ bậc của các thể loại là: lịch sử, chân dung, cảnh đời thường, phong cảnh, nghệ thuật động vật và cuối cùng là sự sống. Chủ nghĩa duy tâm thường được ưu tiên hơn chủ nghĩa hiện thực, theo triết lý Platonist rằng, nghệ thuật nên “thể hiện rõ bản chất phổ quát của sự vật”, chứ không phải là một bản sao cơ học. Chỉ đến cuối Thế kỷ XIX, các nghệ sĩ và các nhà phê bình nghệ thuật bắt đầu nổi dậy chống lại chủ nghĩa hàn lâm và mở rộng phạm vi của các chủ đề được miêu tả. Những người theo trường phái ấn tượng đã xuất sắc trong việc phát triển các kỹ năng, đồng thời trình độ thưởng thức của tầng lớp trung lưu cũng ngày càng tiến bộ. Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 đánh dấu một giai đoạn thay đổi lớn khác của mỹ thuật nhờ vào sự ra đời của nghệ thuật Pop, truyện tranh, quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

Ngày nay, các nghệ sĩ đương đại lấy cảm hứng từ tất cả các loại hoạt động hàng ngày và có thể nói, hơn bao giờ hết, nghệ thuật và đời sống đan xen với nhau. Họ nắm bắt văn hóa đương đại thông qua nghệ thuật của họ, lấy cảm hứng từ mọi thứ, âm nhạc và thời trang, tôn giáo và chính trị… Các nghệ sĩ tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị với tầm nhìn của nghệ thuật như một tuyên bố chính trị, chứ không phải là một phong cách thẩm mỹ đơn thuần (trái ngược với phong trào của L’l’pour pour l’art “), thịnh hành trong các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

... Xem thêm

Nhà phê bình văn hoá lỗi lạc Ted Sturgeon (1918-1985) đánh giá: “đến 90% những thứ được viết ra, xuất bản bởi bất kỳ ai đều là nhảm nhí”. Triết gia đương đại nổi tiếng người Mỹ Dan Dennett cũng cho rằng: “90% những thứ bao gồm nhạc, họa, điêu khắc hay văn học… đều là thứ bỏ đi”.

Vậy nên, có thể nói, số 10% còn lại – những thứ hữu hình thật sự có giá trị là những thứ đã được tạo nên từ trong quá khứ “trăm năm – ngàn năm” trước, đi qua những thử thách của thời gian mà vẫn sống mãi cùng năm tháng.