Đóng

Tượng sư tử

Chúng ta có thể bắt gặp những bức tượng sư tử ở bất cứ đâu và thực tế này xuất phát từ việc hình tượng sư tử mang nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hoá.

Có một thực tế là khi so sánh giữa số sư tử thật còn sống trên toàn bộ Trái Đất, với tổng số những bức tượng lấy hình ảnh sư tử thì số lượng tượng sư tử sẽ chiếm áp đảo.

Tượng sư tử bên ngoài Viện Nghệ Thuật Chicago (ảnh: Block Club Chicago).

Tượng sư tử bên ngoài Viện Nghệ Thuật Chicago (ảnh: Block Club Chicago).

Xuất hiện trong đời sống văn hoá và những câu chuyện kể từ Đông sang Tây, không quá khó hiểu khi hình tượng sư tử là một trong những hình ảnh được ứng dụng, kết hợp rồi truyền cảm hứng nhiều nhất cho các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật.

Người châu Âu không cần phải sang tận các công trình mang đậm dấu ấn Á Đông, trong khi người châu Á cũng không cần chứng kiến tận mắt kiến trúc cổ kính phương Tây – chỉ để nhìn thấy hình ảnh và các tác phẩm tượng sư tử nghệ thuật.

Chúng ta có thể bắt gặp các tác phẩm điêu khắc lấy hình tượng sư tử ở bất cứ đâu. Ngoài phố, trong các công trình nghệ thuật, trước cửa các toà nhà của công ty lớn hay trực thuộc cơ quan nhà nước.

Bởi tính đa dạng cả về ý nghĩa lẫn ngữ cảnh ứng dụng, hình ảnh sư tử có thể đại diện cho nhiều tính cách, biểu tượng và giá trị khác nhau.

Ngày hôm nay với vai trò nhà sưu tầm và phân phối các tác phẩm nghệ thuật uy tín, đội ngũ Trâm Anh Art gửi đến mọi người bài giới thiệu sản phẩm có chủ đề: Hình tượng sư tử có ý nghĩa gì trong văn hoá đại chúng?

Vì sao hình tượng sư tử trở nên phổ biến?

Trong đời sống Tây phương, khu vực vùng Trung Âu và Nam Âu từ lâu đã là nơi sinh sống tập trung của loài sư tử.

Nhiều bằng chứng còn chỉ ra rằng sư tử vốn xuất hiện tại đây từ thời tiền sử, rồi sau này trở thành nơi tập trung đông nhất bởi khi đó Sa mạc Sahara chưa quá khô cằn, mà phía Nam châu Âu cũng không tồn tại mùa đông thật sự.

Lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp tạo điều kiện cho đàn đông sư tử sinh sống, phát triển rồi lưu dấu đậm nét trong đời sống văn hoá của con người nơi đây.

Ngày nay dấu tích của thời kỳ sư tử sinh sống tập trung vẫn trải dài từ tận Hy Lạp, kéo đến khu vực “lưỡi liềm màu mỡ” thuộc Levant, Lưỡng Hà và một phần lãnh thổ Ai Cập.

Nhìn sang đời sống của người dân châu Á – châu lục có đông dân số nhất thế giới, hình tượng sư tử từ lâu đã gắn liền đậm nét với đời sống tâm linh.

Với khoảng 40% dân số theo đạo trong thống kê của nhiều tổ chức tôn giáo tại Hoa Kỳ, Phật Giáo là tôn giáo lớn nhất và phổ biến nhất tại châu Á.

Hình tượng sư tử thì vẫn luôn gắn liền với Phật Giáo, trở thành một trong những biểu tượng quan trọng cho tôn giáo đã du nhập vào nước ta từ những năm đầu Sau Công Nguyên.

Hình tượng sư tử phổ biến từ Đông sang Tây (ảnh: Unsplash).

Hình tượng sư tử phổ biến từ Đông sang Tây (ảnh: Unsplash).

Trong nhiều cuốn kinh Phật Giáo nổi tiếng như Kinh Pháp Hoa hay Kinh Duy Ma Cật, lời dạy của Đức Phật được ví như tiếng gầm của một chú sư tử – vừa hùng dũng oai nghi nhưng cũng vừa rắn rỏi, đáng tin cậy để nhiếp phục được muôn loài.

Sau này dưới triều đại của Đức Vua A Dục – người có công ra lệnh và đẩy mạnh việc truyền bá văn hoá, tư tưởng Đạo Phật đến rộng khắp muôn dân, ông đã cho làm ra nhiều tác phẩm điêu khắc tượng sư tử, chạm trổ phù điêu hay cột lớn lấy hình ảnh sư tử hùng dũng.

Nhiều quốc gia châu Á ngày nay như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,…vẫn còn nhiều ảnh hưởng bởi văn hoá Phật Giáo Ấn Độ xưa kia. Có thể dễ dàng bắt gặp nhiều bức tượng sư tử, phù điêu chạm khắc lấy hình tượng này trong nhiều công trình chùa chiền, thờ phụng Phật Giáo ngay tại nước ta.

Ý nghĩa hình tượng sư tử

Từ lâu hình tượng sư tử đã xuất hiện trong Kinh Thánh với ý nghĩa của sức mạnh và uy quyền.

Nhiều ý kiến cho rằng sức mạnh và quyền lực của sư tử có thể biến nó trở thành đồng minh của cái ác, của những hành động xấu xa. Nhưng không thể chối cãi rằng hình tượng sư tử vẫn là một đại diện quan trọng cho sức mạnh vô song.

Vì vậy tượng sư tử thường được trưng bày, bố trí ở ngay phía trước cổng vào các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có quy mô lớn. Thậm chí tại Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác, các gia đình quyền quý, giàu có còn trưng bày tượng sư tử ngay phía trước cổng nhà.

Trong phong thuỷ hình tượng sư tử không chỉ đại diện cho tài lộc hay sự thịnh vượng, mà còn giúp xua đuổi và diệt trừ tà khí hiệu quả. Làm cho đường thăng tiến và lộ trình sự nghiệp của người sở hữu thêm hanh thông, điều kiện tài chính của cá nhân và gia đình luôn được duy trì dồi dào.

Một tác phẩm tượng sư tử đang hiện diện tại Trâm Anh Art.

Một tác phẩm tượng sư tử đang hiện diện tại Trâm Anh Art.

Hình ảnh của sư tử còn là đại diện cho sự dũng mãnh, can trường và không hề chùn bước trước hiểm nguy. Một số ngữ cảnh và đặc thù lịch sử cũng mang đến nhiều ý nghĩa khác cho hình tượng sư tử.

Chẳng hạn như tượng Sư tử có cánh là biểu tượng của Venice và Liên hoan phim Venice. Trong sách Khải Huyền khi sư tử đứng trên hai chân hoặc mang theo Thánh giá, người ta hiểu rằng đó là hình tượng Sư tử của Judah – một vương quốc cổ phía Nam Israel.

Tại Trâm Anh Art cũng có một tác phẩm điêu khắc lấy hình tượng sư tử, đó là tác phẩm Lion – Family Collection đến từ nhà điêu khắc phiên bản Antoine Louis Barye.

Với kích thước chiều rộng 40cm, chiều cao 30cm, tượng điêu khắc sử dụng chất liệu đồng và chân tượng bằng đá sẽ là tác phẩm phù hợp trang hoàng phòng làm việc hoặc sử dụng làm tượng để bàn. Mang lại sinh khí và sức mạnh tinh thần cho bản thân nhà sưu tầm.

Xin chân thành cảm ơn,