Achilles sinh ra bởi Thetis, nữ thần biển, với vua Hy Lạp Peleus, có mẹ thì bất tử nhưng bố là người trần, vì thế Achilles cũng sẽ như bố, không sống mãi mãi được. Khi Achilles được sinh ra đã được tiên tri là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để giúp sự trường tồn của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ 2 gót chân, rồi nhúng cả người cậu vào nước sông Styx, nhưng nàng lại quên đi nhúng 2 gót chân vào nước. Vậy là cả người Achilles là mình đồng da sắt, duy chỉ có gân nơi 2 gót chân là yếu vì không được nhúng nước. Peleus thấy cảnh đó tưởng vợ mình giết con bèn giật lại Achilles từ tay vợ. Trong lúc giằng co, xương ống chân của chàng bị gãy. Thetis tức giận bỏ về thủy cung và không gặp lại chồng nữa. Peleus đưa con trai cho nhân mã Cheiron nhờ ông nuôi dưỡng. Cheiron thay xương ống chân người khổng lồ cho chàng để chàng trở thành người chạy nhanh nhất thế giới, thay gan sư tử, tim gấu cho chàng dũng cảm và không biết sợ gì.
Cuộc chiến thành Troia nổ ra. Có lời tiên tri quân Hy Lạp sẽ không chiếm được thành Troia nếu không có Achilles. Do đó Agamemnon, sai Odysseus tìm Achilles. Nữ thần Thetis biết cuộc chiến nổ ra nên giấu con trai lên một quốc đảo và bắt chàng giả làm thị nữ. Odysseus nghĩ ra cách để tìm ra chàng. Odysseus đem binh khí và son phấn đến đây bán. Các thị nữ đều vây quanh mua son phấn nhưng có một người cứ săm soi các thứ vũ khí. Odysseus biết ngay là Achilles bèn mời chàng tham gia cuộc chiến. Achilles vui vẻ nhận lời. Thetis biết không cản được con nên đưa cho con cây giáo thần của các thần tặng bà trong lễ cưới. Achilles tham gia cuộc chiến. Chàng là chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp trong trận chiến. Nhưng do mâu thuẫn với Agamemnon quanh việc giành một nữ tù binh mà Achilles rời bỏ cuộc chiến. Thetis bèn cầu xin thần Zeus trừng phạt Hy Lạp vì đã làm nhục con trai bà. Zeus nhận lời và khiến quân đội Hy Lạp gặp phải 1 trận đại dịch. Khi quân Troia sắp đánh đuổi được quân Hy Lạp về nước thì bạn thân của chàng là Patroclus bị Hector giết chết. Achilles tức giận quay lại trận chiến trả thù cho bạn, chàng được mẹ ban cho chiếc khiên thần của thần Lửa và nhờ sự giúp sức của thần Athena chàng đâm chết Hector trước mặt cha của Hector, vua Priam, rồi kéo lê xác Hector quanh thành Troia bằng xe ngựa. Vua Priam cầu xin Achilles cho ông xin lại xác con trai. Achilles cảm động đồng ý.
Sau đó Achilles tiếp tục lập nhiều chiến công cho quân Hy Lạp như giết 7 người con của vua Priam, giết nữ hoàng Amazon Penthesilea. Nhưng cuối cùng do chàng có thái độ nhục mạ thần Apollo nên bị thần hướng mũi tên độc của Paris vào gót chân, nơi duy nhất trên cơ thể chàng có thể bị tổn thương. Achilles gục xuống chết. Từ đó thành ngữ “gót chân Achilles” ra đời. Quân Hy Lạp làm lễ tang cho chàng một cách trọng thể sau khi chiếm được thành Troy.
Chiến xa hay xe ngựa chiến (Chariot) là một loại xe do động vật kéo (chủ yếu là ngựa nên có thể gọi là xe ngựa), sơ khai và đơn giản nhất, được sử dụng cả trong chiến tranh cũng như thời bình như là phương tiện quan trọng bậc nhất của nhiều dân tộc thời cổ đại.
Chiến xa được tạo ra ở khu vực Lưỡng Hà bởi các cư dân ở đây ngay từ khoảng năm 3000 TCN và tại Trung Quốc trong khoảng thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Chiến xa nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau. Cỗ xe kéo nhỏ với một khung chắn bảo vệ cao đến thắt lưng ở phía trước. Chiến xa, điều khiển bởi một người đánh xe, được sử dụng cho chiến tranh thời cổ đại trong suốt thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt. Cỗ xe này tiếp tục được dùng trong di chuyển, diễu hành và trong các cuộc thi đấu, các cuộc đua sau khi nó không còn được dùng với mục đích quân sự.
Bức hoạ ‘Achilles dragging the body of Hector around the walls of Troy’ của Gavin Hamilton
Trong chiến tranh cổ đại, xe ngựa chiến (chariot) là một phương tiện vận chuyển tinh nhuệ, kiêm nhiệm nhiều vai trò tương đương “xạ kỵ” (bắn cung di động), “trọng kỵ” (càn quét, xuyên thủng hàng phòng ngự) và “khinh kỵ” (truy đuổi) của các quân đội cổ Đông Á.
Xe được kéo bởi 2 con ngựa và thường chở 1 người điều khiển và 1-2 binh sĩ. Các binh sĩ trên xe có thể mang theo 1-2 chiếc cung (cơ số khoảng 100 mũi tên), giáo ngắn/giáo dài cũng như khiến và kiếm cong để cận chiến khi cần thiết.
Tuy nhiên, sức mạnh của xe ngựa chiến nằm ở sự linh động và thích nghi nhanh chóng. Các chiến binh trên xe có thể linh hoạt chuyển từ bắn cung sang ném giáo ở khoảng gần và sẵn sàng cận chiến nếu xe bị vô hiệu hóa.
Tuy nhiên về mặt nghệ thuật pho tượng này được điêu khắc hàm chứa những ý nghĩa và triết lý nhân sinh.
2500 năm trước, Plato, nhà đại hiền triết cổ Hy Lạp, đã ví tư duy của con người như người lái xe ngựa đua song mã – một con ngựa là “trực giác” và con kia là “lý trí”. Hai con ngựa này không phải lúc nào cũng thuận thảo với nhau mà thậm chí nhiều khi còn kình chống nhau. Vấn đề là người lái xe ngựa phải điều khiển hai con ngựa của mình như thế nào để cỗ xe có thể chạy đến Chân Lý.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: John Noble Wilford, 1994; Kal; Kiến Thức, 2018)
Đánh giá
Kích thước:
. Chiều cao: 43 cm . Chiều rộng: 60 cm . Chiều sâu: 30,5 cm
Bức hoạ ‘Achilles Drags the Body of Hector In Front of Troy’ của Jack Tzekov
Achilles sinh ra bởi Thetis, nữ thần biển, với vua Hy Lạp Peleus, có mẹ thì bất tử nhưng bố là người trần, vì thế Achilles cũng sẽ như bố, không sống mãi mãi được. Khi Achilles được sinh ra đã được tiên tri là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để giúp sự trường tồn của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ 2 gót chân, rồi nhúng cả người cậu vào nước sông Styx, nhưng nàng lại quên đi nhúng 2 gót chân vào nước. Vậy là cả người Achilles là mình đồng da sắt, duy chỉ có gân nơi 2 gót chân là yếu vì không được nhúng nước. Peleus thấy cảnh đó tưởng vợ mình giết con bèn giật lại Achilles từ tay vợ. Trong lúc giằng co, xương ống chân của chàng bị gãy. Thetis tức giận bỏ về thủy cung và không gặp lại chồng nữa. Peleus đưa con trai cho nhân mã Cheiron nhờ ông nuôi dưỡng. Cheiron thay xương ống chân người khổng lồ cho chàng để chàng trở thành người chạy nhanh nhất thế giới, thay gan sư tử, tim gấu cho chàng dũng cảm và không biết sợ gì.
Cuộc chiến thành Troia nổ ra. Có lời tiên tri quân Hy Lạp sẽ không chiếm được thành Troia nếu không có Achilles. Do đó Agamemnon, sai Odysseus tìm Achilles. Nữ thần Thetis biết cuộc chiến nổ ra nên giấu con trai lên một quốc đảo và bắt chàng giả làm thị nữ. Odysseus nghĩ ra cách để tìm ra chàng. Odysseus đem binh khí và son phấn đến đây bán. Các thị nữ đều vây quanh mua son phấn nhưng có một người cứ săm soi các thứ vũ khí. Odysseus biết ngay là Achilles bèn mời chàng tham gia cuộc chiến. Achilles vui vẻ nhận lời. Thetis biết không cản được con nên đưa cho con cây giáo thần của các thần tặng bà trong lễ cưới. Achilles tham gia cuộc chiến. Chàng là chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp trong trận chiến. Nhưng do mâu thuẫn với Agamemnon quanh việc giành một nữ tù binh mà Achilles rời bỏ cuộc chiến. Thetis bèn cầu xin thần Zeus trừng phạt Hy Lạp vì đã làm nhục con trai bà. Zeus nhận lời và khiến quân đội Hy Lạp gặp phải 1 trận đại dịch. Khi quân Troia sắp đánh đuổi được quân Hy Lạp về nước thì bạn thân của chàng là Patroclus bị Hector giết chết. Achilles tức giận quay lại trận chiến trả thù cho bạn, chàng được mẹ ban cho chiếc khiên thần của thần Lửa và nhờ sự giúp sức của thần Athena chàng đâm chết Hector trước mặt cha của Hector, vua Priam, rồi kéo lê xác Hector quanh thành Troia bằng xe ngựa. Vua Priam cầu xin Achilles cho ông xin lại xác con trai. Achilles cảm động đồng ý.
Sau đó Achilles tiếp tục lập nhiều chiến công cho quân Hy Lạp như giết 7 người con của vua Priam, giết nữ hoàng Amazon Penthesilea. Nhưng cuối cùng do chàng có thái độ nhục mạ thần Apollo nên bị thần hướng mũi tên độc của Paris vào gót chân, nơi duy nhất trên cơ thể chàng có thể bị tổn thương. Achilles gục xuống chết. Từ đó thành ngữ “gót chân Achilles” ra đời. Quân Hy Lạp làm lễ tang cho chàng một cách trọng thể sau khi chiếm được thành Troy.
Chiến xa hay xe ngựa chiến (Chariot) là một loại xe do động vật kéo (chủ yếu là ngựa nên có thể gọi là xe ngựa), sơ khai và đơn giản nhất, được sử dụng cả trong chiến tranh cũng như thời bình như là phương tiện quan trọng bậc nhất của nhiều dân tộc thời cổ đại.
Chiến xa được tạo ra ở khu vực Lưỡng Hà bởi các cư dân ở đây ngay từ khoảng năm 3000 TCN và tại Trung Quốc trong khoảng thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Chiến xa nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau. Cỗ xe kéo nhỏ với một khung chắn bảo vệ cao đến thắt lưng ở phía trước. Chiến xa, điều khiển bởi một người đánh xe, được sử dụng cho chiến tranh thời cổ đại trong suốt thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt. Cỗ xe này tiếp tục được dùng trong di chuyển, diễu hành và trong các cuộc thi đấu, các cuộc đua sau khi nó không còn được dùng với mục đích quân sự.
Bức hoạ ‘Achilles dragging the body of Hector around the walls of Troy’ của Gavin Hamilton
Trong chiến tranh cổ đại, xe ngựa chiến (chariot) là một phương tiện vận chuyển tinh nhuệ, kiêm nhiệm nhiều vai trò tương đương “xạ kỵ” (bắn cung di động), “trọng kỵ” (càn quét, xuyên thủng hàng phòng ngự) và “khinh kỵ” (truy đuổi) của các quân đội cổ Đông Á.
Xe được kéo bởi 2 con ngựa và thường chở 1 người điều khiển và 1-2 binh sĩ. Các binh sĩ trên xe có thể mang theo 1-2 chiếc cung (cơ số khoảng 100 mũi tên), giáo ngắn/giáo dài cũng như khiến và kiếm cong để cận chiến khi cần thiết.
Tuy nhiên, sức mạnh của xe ngựa chiến nằm ở sự linh động và thích nghi nhanh chóng. Các chiến binh trên xe có thể linh hoạt chuyển từ bắn cung sang ném giáo ở khoảng gần và sẵn sàng cận chiến nếu xe bị vô hiệu hóa.
Tuy nhiên về mặt nghệ thuật pho tượng này được điêu khắc hàm chứa những ý nghĩa và triết lý nhân sinh.
2500 năm trước, Plato, nhà đại hiền triết cổ Hy Lạp, đã ví tư duy của con người như người lái xe ngựa đua song mã – một con ngựa là “trực giác” và con kia là “lý trí”. Hai con ngựa này không phải lúc nào cũng thuận thảo với nhau mà thậm chí nhiều khi còn kình chống nhau. Vấn đề là người lái xe ngựa phải điều khiển hai con ngựa của mình như thế nào để cỗ xe có thể chạy đến Chân Lý.
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: John Noble Wilford, 1994; Kal; Kiến Thức, 2018)