Trong Apocrypha (Apocrypha là tác phẩm, thường được viết không rõ tác giả hoặc có nguồn gốc đáng ngờ. Apocrypha Kinh Thánh là một tập hợp các văn bản được bao gồm trong Vulgate Latin và Septuagint nhưng không có trong Kinh thánh tiếng Do Thái), Judith là một nhân vật nổi tiếng. Trong thời gian chiến tranh và nạn đói, vua Nebuchadnezzar đã phái tướng Holofernes của mình đi đánh chiếm thành phố của người Do Thái ở Bethulia. Ngay khi thành phố sắp thất thủ, Judith sử dụng vẻ đẹp của mình để quyến rũ vị tướng. Trong khi Holofernes đang say đắm trong men tình, Judith đã cắt đầu ông ta. Judith trở lại với đầu Holofernes như một chiếc cúp cho thành phố và được suy tôn như một anh hùng.
Bức hoạ Judith với cái đầu của Holofernes của hoạ sĩ người Ý Carlo Francesco Nuvolone vào nửa cuối thế kỷ 17
Bức hoạ Judith với cái đầu của Holofernes của Simon Vouet hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Alte Pinakothek, Munich
Tượng điêu khắc Judith của Emmanuel Villanis là hình tượng một phụ nữ trẻ đẹp, kiêu hãnh, tay cầm thanh kiếm thường được sử dụng bởi người Ba Tư cổ đại. Cô đội một chiếc mũ trùm đầu dài, mặc áo vest hở và váy dài có dây buộc ở phía trước. Cô là mẫu mực của những tính cách mạnh mẽ, kỳ lạ, và ở tư cách là một chiến binh, cô luôn là một đối thủ đáng gờm.
Bức hoạ Judith với cái đầu của Holofernes của Cristofano Allori năm 1613 thuộc bộ sưu tập của Hoàng Gia, London
Biểu tượng của Judith:
Cả Judith và David đều là những kẻ yếu thế trong các câu chuyện trong Cựu Ước. Những nhân vật này cũng được nhìn thấy và được đặt rất gần trong bức bích họa của Santa Maria Antiqua cũng như trên Cửa Rửa tội phía Đông của Lorenzo Ghibert. Judith được coi là biểu tượng của sự tự do, đức hạnh và chiến thắng của kẻ yếu đối với kẻ mạnh trong một cuộc chiến (hoặc là cuộc đấu tranh) chính nghĩa. Biểu tượng Kitô giáo của Judith cho thấy hành động của cô đối với Holofernes là một chiến thắng của đức hạnh, đặc biệt liên quan đến sự tự chủ, khiết tịnh và khiêm nhường, trái ngược với tính lăng nhăng và thói kiêu ngạo
Bức hoạ Judith chặt đầu Holofernes của hoạ sĩ người Ý Caravaggio
Câu chuyện của Judith trong Topos (chủ đề truyền thống) Power of Women mô tả kẻ yếu chiến thắng kẻ mạnh trong nỗ lực bảo vệ vùng đất quê hương của mình. Judith cũng chính là biểu tượng của thành phố Florence, nơi người dân đã chiến đấu để bảo vệ nền Cộng hòa Florence của họ khỏi các thế lực nước ngoài và cũng là niềm tự hào bất diệt của họ về thành phố.
Bức hoạ Judith và Holofernes của Trophime Bigot, được mệnh danh là Bậc thầy của ánh nến, vào khoảng 1579 – 1650, hiện đang được trưng bày tại The Walters Art Museum
Trong nghệ thuật hình tượng Judith là biểu trưng cho nữ quyền, cho tự do, cho đức hạnh và sức mạnh của Phụ nữ.
Bức hoạ sơn dầu Judith của August Riedel năm 1840 tại Bảo tàng nghệ thuật Neue Pinakothek, Munich
Bức hoạ sơn dầu Judith của Giorgione năm1504 tại Bảo tàng Hermitage, Saint Petersburg
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Biblical Literature; Yelkrokoyade; Kevin R. Brine, 2010; Eric. R. Kandel., 2012; Enslin, Morton Scott, 1972)
5/5 - (3 bình chọn)
Kích thước:
. Chiều cao: 43 cm . Chiều rộng: 15 cm . Chiều sâu: 15 cm
Trong Apocrypha (Apocrypha là tác phẩm, thường được viết không rõ tác giả hoặc có nguồn gốc đáng ngờ. Apocrypha Kinh Thánh là một tập hợp các văn bản được bao gồm trong Vulgate Latin và Septuagint nhưng không có trong Kinh thánh tiếng Do Thái), Judith là một nhân vật nổi tiếng. Trong thời gian chiến tranh và nạn đói, vua Nebuchadnezzar đã phái tướng Holofernes của mình đi đánh chiếm thành phố của người Do Thái ở Bethulia. Ngay khi thành phố sắp thất thủ, Judith sử dụng vẻ đẹp của mình để quyến rũ vị tướng. Trong khi Holofernes đang say đắm trong men tình, Judith đã cắt đầu ông ta. Judith trở lại với đầu Holofernes như một chiếc cúp cho thành phố và được suy tôn như một anh hùng.
Bức hoạ Judith với cái đầu của Holofernes của hoạ sĩ người Ý Carlo Francesco Nuvolone vào nửa cuối thế kỷ 17
Bức hoạ Judith với cái đầu của Holofernes của Simon Vouet hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Alte Pinakothek, Munich
Tượng điêu khắc Judith của Emmanuel Villanis là hình tượng một phụ nữ trẻ đẹp, kiêu hãnh, tay cầm thanh kiếm thường được sử dụng bởi người Ba Tư cổ đại. Cô đội một chiếc mũ trùm đầu dài, mặc áo vest hở và váy dài có dây buộc ở phía trước. Cô là mẫu mực của những tính cách mạnh mẽ, kỳ lạ, và ở tư cách là một chiến binh, cô luôn là một đối thủ đáng gờm.
Bức hoạ Judith với cái đầu của Holofernes của Cristofano Allori năm 1613 thuộc bộ sưu tập của Hoàng Gia, London
Biểu tượng của Judith:
Cả Judith và David đều là những kẻ yếu thế trong các câu chuyện trong Cựu Ước. Những nhân vật này cũng được nhìn thấy và được đặt rất gần trong bức bích họa của Santa Maria Antiqua cũng như trên Cửa Rửa tội phía Đông của Lorenzo Ghibert. Judith được coi là biểu tượng của sự tự do, đức hạnh và chiến thắng của kẻ yếu đối với kẻ mạnh trong một cuộc chiến (hoặc là cuộc đấu tranh) chính nghĩa. Biểu tượng Kitô giáo của Judith cho thấy hành động của cô đối với Holofernes là một chiến thắng của đức hạnh, đặc biệt liên quan đến sự tự chủ, khiết tịnh và khiêm nhường, trái ngược với tính lăng nhăng và thói kiêu ngạo
Bức hoạ Judith chặt đầu Holofernes của hoạ sĩ người Ý Caravaggio
Câu chuyện của Judith trong Topos (chủ đề truyền thống) Power of Women mô tả kẻ yếu chiến thắng kẻ mạnh trong nỗ lực bảo vệ vùng đất quê hương của mình. Judith cũng chính là biểu tượng của thành phố Florence, nơi người dân đã chiến đấu để bảo vệ nền Cộng hòa Florence của họ khỏi các thế lực nước ngoài và cũng là niềm tự hào bất diệt của họ về thành phố.
Bức hoạ Judith và Holofernes của Trophime Bigot, được mệnh danh là Bậc thầy của ánh nến, vào khoảng 1579 – 1650, hiện đang được trưng bày tại The Walters Art Museum
Trong nghệ thuật hình tượng Judith là biểu trưng cho nữ quyền, cho tự do, cho đức hạnh và sức mạnh của Phụ nữ.
Bức hoạ sơn dầu Judith của August Riedel năm 1840 tại Bảo tàng nghệ thuật Neue Pinakothek, Munich
Bức hoạ sơn dầu Judith của Giorgione năm1504 tại Bảo tàng Hermitage, Saint Petersburg
Tổng hợp: Trâm Anh Art
(Nguồn: Biblical Literature; Yelkrokoyade; Kevin R. Brine, 2010; Eric. R. Kandel., 2012; Enslin, Morton Scott, 1972)