Đóng

Như thế nào là đồ cổ, những hiểu nhầm muôn thuở về đồ cổ

Câu hỏi như thế nào là đồ cổ tưởng rất đơn giản để trả lời nhưng đằng sau đó là những câu chuyện ruột gan của cả khách hàng lẫn nhà kinh doanh.

Ông David McCullough – nhà sử học nổi tiếng người Mỹ từng nhận định: “Lịch sử cho chúng ta câu trả lời rằng chúng ta là ai và tại sao chúng ta trở nên như thế.” Đây là lý do mà ngoại trừ lý thuyết khô cứng về lịch sử được ghi chép trong sách giáo khoa, còn lại tất cả những câu chuyện lịch sử ngoài thực tế đều nhận được sự quan tâm lớn của mỗi người.

Con người thì luôn nóng lòng và hào hứng được biết về những câu chuyện lịch sử, chúng ta chưa bao giờ ngừng tò mò về lịch sử của bản thân cũng như thế giới xung quanh. Nhân loại càng tiến xa hơn thì những câu chuyện, những bằng chứng đi ngược dòng lịch sử lại càng cho thấy nhiều giá trị của chúng. Giữa dòng xoáy đó, những món đồ cổ điển nói chung và các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nói riêng cũng được sưu tầm rồi săn đón mạnh mẽ.

Như thế nào là đồ cổ không chỉ là nỗi bận tâm của những khách hàng, những nhà sưu tầm đồ cổ vốn chưa có nhiều kinh nghiệm. Thậm chí đối với những nhà sưu tầm lâu năm hay các mô hình kinh doanh đồ cổ nói chung, khái niệm đồ cổ vẫn là điều gì đó tương đối mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn.

Đồ cổ, đồ cổ giả hay là đồ phỏng cổ, chỉ chút sai sót trong định nghĩa và truyền thông về tác phẩm của mình là quá đủ để một nhà kinh doanh đồ cổ đánh mất danh tiếng. Ở chiều ngược lại, khách hàng hay nhà sưu tầm bị nhầm lẫn giữa các khái niệm cũng là cơ hội để các đối tượng thất tín, kinh doanh trái đạo đức lợi dụng để bán một tác phẩm bình thường với mức giá rất cao. Gián tiếp làm ảnh hưởng đến những nhà sưu tầm, những cửa hàng kinh doanh đồ cổ và các tác phẩm nghệ thuật có uy tín.

Nhà sử học nổi tiếng người Mỹ David McCullough (ảnh: NBC News).

Nhà sử học nổi tiếng người Mỹ David McCullough (ảnh: NBC News).

Với vai trò một nhà sưu tầm và phân phối các tác phẩm nghệ thuật uy tín, hôm nay đội ngũ Trâm Anh Art muốn gửi đến mọi người bài chia sẻ về chủ đề Như thế nào là đồ cổ? Phân tích những hiểu nhầm thường gặp về đồ cổ của khách mua hàng, nhà sưu tầm và cả những nhà kinh doanh. Từ đó đúc kết những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích trong việc chọn lựa sưu tầm và kinh doanh các món đồ cổ có giá trị.

Như thế nào là đồ cổ, khác biệt so với hai khái niệm còn lại

Theo định nghĩa của từ điển Oxford, đồ cổ là một tác phẩm nghệ thuật hay món đồ trang hoàng nội thất quý giá mà giá trị của nó đến từ chất lượng và tuổi đời thực tế. Có rất nhiều tranh luận khác nhau về niên đại của một món đồ cổ, hoặc một tác phẩm nghệ thuật có tuổi đời bao lâu thì nên được công nhận là đồ cổ.

Một số người cho rằng chỉ cần tuổi đời tác phẩm đạt mốc 50 năm, một số khác thì muốn công nhận một tác phẩm nghệ thuật trên 80 năm tuổi là đồ cổ. Số ít nhà sưu tầm và cửa hàng kinh doanh còn khắt khe hơn nữa, khi cho rằng một tác phẩm hay món đồ trang hoàng nội thất phải trên 100 tuổi thì mới nên công nhận là đồ cổ.

Xem thêm: 3 giá trị của tượng nghệ thuật khi sở hữu và mua tặng quà

Mỗi người đều giữ cho riêng mình một quan điểm về tuổi đời, chất lượng và giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Mọi đánh giá hay cách nhìn nhận dành cho một tác phẩm đồ cổ luôn là rất chủ quan, tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn giá trị mà mỗi người đánh giá đặt lên cân đo đong đếm trước từng món đồ hoặc tác phẩm. Chỉ có một thực tế chắc chắn rằng mỗi món đồ, mỗi tác phẩm càng để lâu thì giá trị của nó về mặt thời gian càng được cải thiện từng ngày.

Bạn có từng thắc mắc “như thế nào là đồ cổ?”

Bạn có từng thắc mắc “như thế nào là đồ cổ?”

Không có cột mốc cụ thể nào về thời gian đủ sức công nhận giá trị của một món đồ cổ. Nhưng cũng chẳng ai gọi một chiếc bình hoa có từ sau Thế chiến thứ Nhất là đồ cổ, một chiếc tách uống trà của đầu những năm 80 thì lại càng không. Bên cạnh niên đại hàng trăm năm lịch sử đáng tự hào, một món đồ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần đạt tiêu chuẩn nhất định về chất lượng, tính ứng dụng và cả câu chuyện ý nghĩa đằng sau – trên con đường trở thành một món đồ cổ đúng nghĩa.

Vậy thì đồ cổ bên cạnh niên đại, chất lượng thì nguồn gốc xuất xứ cũng là một yếu tố cấu thành quan trọng. Món đồ cổ đúng nghĩa phải có xuất xứ nguyên thuỷ và nguyên bản, bất cứ một bản sao hay phiên bản làm lại, cải tiến nào cũng làm mất đi giá trị vốn có và dĩ nhiên cũng không thể được công nhận là đồ cổ. Thay vào đó, có thể gọi đó là những tác phẩm phỏng cổ – vốn được sao chép đúng luật và đã được sự đồng ý từ xưởng đúc hoặc nhà điêu khắc nguyên thuỷ.

Một khái niệm đồ cổ khác đang xuất hiện tràn lan, phổ biến trên thị trường là đồ cổ giả. Đây là những tác phẩm không được sao chép đúng luật, chưa xin phép cá nhân hay tập thể sở hữu chủ quyền tác phẩm gốc. Giá trị của tác phẩm cổ giả gần như bằng không, tuy nhiên lại được truyền thông và chào bán như một tác phẩm đồ cổ thật sự. Gây hiểu nhầm, hoang mang cho người sưu tầm và đồng thời mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân người bán.

Người mua hàng, nhà sưu tầm cần cân nhắc tìm hiểu, nắm rõ nguồn gốc xuất xứ để phân biệt rõ ràng giữa đồ cổ, đồ phỏng cổ và đồ cổ giả. Tránh trường hợp chưa hiểu rõ như thế nào là đồ cổ, trở thành nạn nhân của những nhà bán hàng thiếu uy tín và kinh doanh mập mờ, trái đạo đức.

Bài chia sẻ sẽ giải đáp câu hỏi rằng “như thế nào là đồ cổ?”

Bài chia sẻ sẽ giải đáp câu hỏi rằng “như thế nào là đồ cổ?”

Có thể tin tưởng chọn mua các tác phẩm phỏng cổ hay không?

Trả lời xong câu hỏi như thế nào là đồ cổ, chúng ta cũng đồng thời nhìn thấy một sự thật rằng, đồ cổ không phải một món đồ đại trà hay mang tính chất phổ thông thuần tuý. Với cùng một thiết kế, mẫu mã hay câu chuyện lịch sử đằng sau mỗi tác phẩm, chỉ có một người có thể sở hữu món đồ cổ độc nhất mà không thể tìm thấy một món đồ tương tự thứ hai, thứ ba khác có cùng tầng giá trị.

Nhưng nhu cầu sở hữu, sưu tầm và bày trí các tác phẩm nghệ thuật là hoàn toàn chính đáng. Chất lượng và điều kiện đời sống dần cải thiện từng ngày cũng là lúc số lượng những khách hàng, nhà sưu tầm đồ cổ nói chung và các tác phẩm nghệ thuật nói riêng dần tăng lên. Vậy phải làm sao để cùng lúc thoả mãn, đáp ứng nhiều nhu cầu sưu tầm và sở hữu trong khi mọi tác phẩm đồ cổ luôn là độc nhất, chưa từng tồn tại dưới dạng “số nhiều” và cũng chẳng thể “chia năm xẻ bảy” dù có sự đồng thuận?

Câu trả lời nằm ở các tác phẩm nghệ thuật phỏng cổ. Được sự đồng ý, cho phép và khuyến khích bởi những nhà điêu khắc lỗi lạc có giàu tâm hồn nghệ thuật, các tác phẩm phỏng cổ được sao chép lại từ nguyên bản một cách hoàn toàn hợp pháp.

Tác phẩm nghệ thuật càng để lâu thì giá trị nghệ thuật càng lớn.

Tác phẩm nghệ thuật càng để lâu thì giá trị nghệ thuật càng lớn.

Chúng được ra đời dưới đôi bàn tay và kỹ thuật thượng thừa của nhiều nghệ nhân khác nhau, đến từ các xưởng đúc khác nhau nhưng chung quy lại, tất cả họ đều làm việc và cống hiến để không ngừng lan toả chuỗi giá trị nghệ thuật tốt đẹp.

Tác phẩm phỏng cổ có thể khó lòng sánh vai với đồ cổ về giá trị tuổi đời, nhưng đổi lại các giá trị về mặt tinh thần và nghệ thuật vẫn được lưu truyền bền vững.

Câu chuyện lịch sử đằng sau từng tác phẩm phỏng cổ là hoàn toàn có thật, ý nghĩa về mặt lưu truyền và kiến tạo nên không gian sống hoàn mỹ cũng là có thật. Tác phẩm phỏng cổ ngoài khác biệt so với đồ cổ về tính độc nhất, còn lại không hề có một chút khác biệt nào về giá trị hay tính ứng dụng trong đời sống thường ngày. Đặc biệt, tác phẩm phỏng cổ giàu giá trị còn được trưng bày, phân phối bởi những nhà cung cấp tác phẩm nghệ thuật uy tín. Từ lâu đã khẳng định được danh tiếng cũng như chất lượng dịch vụ của mình trên thị trường.

Chính vì những lý do đó, người mua hàng hay các nhà sưu tầm có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng chọn mua các tác phẩm phỏng cổ được cung cấp bởi những cửa hàng kinh doanh đáng tin cậy. Có đủ nguồn gốc xuất xứ, thông tin lịch sử cụ thể của từng tác phẩm cũng như câu chuyện ý nghĩa đằng sau mỗi tác phẩm nghệ thuật.

Một số tác phẩm phỏng cổ đang trưng bày, cung cấp bởi Trâm Anh Art.

Một số tác phẩm phỏng cổ đang trưng bày, cung cấp bởi Trâm Anh Art.

Còn về giá trị tuổi đời hay niên đại thì như cách nói vui của đội ngũ Trâm Anh Art, khi có khách hàng hỏi về các tác phẩm phỏng cổ đang trưng bày tại gallery rằng chúng có phải đồ cổ hay không, Trâm Anh luôn chia sẻ như sau: “Anh/chị cứ để càng lâu thì nó sẽ trở thành đồ cổ.”

Xin chân thành cảm ơn,