Tượng nữ thần chiến thắng Samothrace
Đối với những ai yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp và dành nhiều thời gian cho nghệ thuật điêu khắc thì Nữ Thần Tự Do chưa phải tác phẩm tượng nữ thần truyền đạt nguồn cảm hứng mãnh liệt nhất.
Được hoàn thành vào năm 1886 bởi kiến trúc sư người Pháp Frederic Auguste Bartholdi, tượng Nữ Thần Tự Do sớm trở thành biểu tượng của thành phố New York nói riêng và tinh thần tự do của nước Mỹ nói chung.
Mỗi năm tượng Nữ Thần Tự Do tiếp đón ít nhất 4 triệu khách du lịch tham quan, chiêm ngưỡng và lưu giữ cho riêng mình những kỷ niệm đáng nhớ trong từng chuyến đi.
Phổ biến và nổi tiếng là thế, nhưng có thể khẳng định rằng đối với những ai yêu nghệ thuật và dành nhiều thời gian cho nghệ thuật điêu khắc, tượng Nữ Thần Tự Do chưa phải tác phẩm ấn tượng hay truyền tải nguồn cảm hứng mãnh liệt nhất.
Thay vào đó, tượng nữ thần chiến thắng Samothrace mới được công nhận là đại diện ưu tú của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Đồng thời cũng là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới, hiện được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Louvre nước Pháp.
Lịch sử của tượng Nữ thần Chiến Thắng Samothrace
Người có công tìm thấy tác phẩm tượng nữ thần Samothrace là ông Charles Champoiseau. Sinh năm 1830 trong một gia đình giàu truyền thống chính trị và hoạt động ngoại giao, Charles Champoiseau là con trai của Thị trưởng vùng Tours – ông Noel Champoiseau.
Năm 1855 ông trở thành Phó Lãnh sự ở Redoubt Kali, chuyển công tác đến Philippopoli hai năm sau đó – trước khi trở thành người đứng đầu lãnh sự quán Adrianople vào năm 1862.
Cũng trong thời gian này, ông đã tiến hành quá trình khảo cổ và thành công tìm ra tác phẩm Nữ thần Chiến Thắng Samothrace.
Không có một lịch sử chính xác nào được ghi nhận cho tác phẩm này, nhưng phía bảo tàng Louvre nhận định tượng nữ thần Samothrace có thể được làm ra bởi người dân Rhodes – một hòn đảo thuộc vùng Dodecanese của Hy Lạp vào khoảng thế kỷ thứ 2.
Tác phẩm Nữ thần Chiến Thắng được Charles Champoiseau khai quật trong tình trạng không nguyên vẹn, vỡ thành nhiều mảnh và bị khuyết mất phần đầu, hai tay và một bên của đôi cánh.
Nhờ hàng chục mảnh vỡ khác với hình dạng đầu tàu, người ta biết rằng vốn ban đầu tác phẩm khắc hoạ hình ảnh Nữ thần đứng hiên ngang trên mũi tàu – như một biểu tượng của chiến thắng và đại diện cho vinh quang của những người thắng cuộc.
Trong thần thoại Hy Lạp Nữ thần Chiến Thắng có tên là Victoria, thường xuất hiện tại các cuộc chiến để đại diện và tưởng thưởng cho những chiến binh xuất sắc giành phần thắng.
Bảo tàng Louvre đã làm gì với tượng Nữ thần Chiến Thắng Samothrace?
Charles Champoiseau đã gửi ngay những mảnh vỡ của tượng Nữ thần Chiến Thắng về Paris, Pháp. Phía bảo tàng Louvre đã quyết định chỉ gắn những mảnh vỡ lại với nhau, phục chế bên còn lại của đôi cánh và không phục dựng phần đầu bức tượng.
Hai cánh tay của Nữ thần Victoria cũng không được phục dựng, dù khoảng 90 năm sau các nhà khảo cổ đã tiếp tục tìm ra hai bàn tay của Nữ thần.
Tổng thể tác phẩm tượng Nữ thần Chiến Thắng cao hơn 5 mét, được trưng bày trang trọng tại những bậc thang Daru ở Viện Bảo tàng Louvre.
Tượng Nữ thần Chiến Thắng Samothrace trở thành chủ đề và tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, thu hút hơn 10 triệu lượt khách tham quan hằng năm.
Tượng Nữ thần Chiến Thắng gây ấn tượng mạnh mẽ với các đường nét tự nhiên, chân thật và mềm mại.
Bộ váy được khắc họa như đang bó sát vào vóc dáng hoa mỹ của Nữ thần, thể hiện chính xác hình ảnh Nữ thần Chiến Thắng đang đứng trên mũi tàu. Gió biển thổi ngược tạo ra nhiều nếp gấp ở trên bộ váy, người chiêm ngưỡng tác phẩm tượng như đang quay về quá khứ để tự đặt mình vào trong khung cảnh tuyệt diệu đó.
>> Xem thêm: Tượng trang trí phòng khách giúp nâng tầm không gian sống
Đã có nhiều giả thuyết cho rằng, hình tượng Nữ thần của tác phẩm khi đó đang cầm trên tay một chiếc vòng nguyệt quế, hoặc một món vũ khí phòng vệ nào đó.
Tuy nhiên với chi tiết đôi bàn tay mở rộng khi người ta tìm thấy vào cuối thế kỷ 20, những ngón tay tách rời nhau thì có thể mường tượng được Nữ thần Chiến Thắng khi đó chỉ đang vẫy tay chào, chúc mừng chiến thắng của một đội quân đường thuỷ mà thôi.
Ngày nay giới mộ điệu hoặc công chúng yêu nghệ thuật cũng có thể trải nghiệm, sở hữu và ứng dụng những giá trị của tác phẩm Nữ Thần Chiến Thắng ngay trong không gian sinh hoạt của mình.
Các bản sao với tỉ lệ thu nhỏ của tượng Nữ Thần Chiến Thắng Samothrace đang dần phổ biến, được nhiều nhà sưu tầm ứng dụng trong không gian sinh hoạt, làm việc hoặc dùng làm quà tặng cho những người thân yêu.
Tại Trâm Anh Art tác phẩm tượng Nữ thần Chiến Thắng cũng được nhiều khách hàng quan tâm, yêu thích rồi quyết định chọn mua.
Với hình ảnh sống động, chân thật cùng câu chuyện đằng sau có giàu ý nghĩa lịch sử, tác phẩm này xứng đáng hiện diện ở bất cứ nơi đâu – giúp cải thiện và nâng tầm chất lượng cuộc sống hằng ngày của mỗi nhà sưu tầm.
Xin chân thành cảm ơn,