Quy trình đúc tượng đồng và 3 sự thật đằng sau tác phẩm điêu khắc
Quy trình đúc tượng đồng vốn đã được ứng dụng bởi chủng người nguyên thuỷ và được lưu truyền nhiều ngàn năm trong lịch sử nhân loại.
Nhà đồng sáng lập Netflix là ông Reed Hastings từng nhận định: “Thời kỳ đồ đá, đồ sắt, đồ đồng và cách người nguyên thuỷ ứng dụng chúng chính là trang sử thi hào hùng nhất của nhân loại.”
Đúng như lời của người đàn ông từng nợ cửa hàng thuê phim 40 đô la, để lấy đó làm động lực thành lập dịch vụ cho thuê DVD Netflix và trở thành tỷ phú vào năm 2014, thời kỳ đồ đồng chính là một trong những giai đoạn huy hoàng nhất trong lịch sử thế giới.
Vài ngàn năm TCN, những bằng chứng đầu tiên của thời kỳ đồ đồng đã liên tiếp xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trở thành hợp kim phổ biến nhất trong đời sống của nhiều cộng đồng dân cư, đồng thời được công nhận là kim loại đầu tiên mà con người chế tác và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thường nhật.
Bên cạnh những mục đích phổ thông như chế tác nông cụ, vũ khí hay đồ trang sức đơn giản, chất liệu đồng với những ưu điểm vượt trội còn được dùng trong điêu khắc, tạo ra nhiều tác phẩm tượng phong phú và mang theo nhiều câu chuyện lịch sử giàu giá trị.
Ngày hôm nay với vai trò nhà sưu tầm và phân phối các tác phẩm nghệ thuật uy tín, đội ngũ Trâm Anh Art muốn gửi đến mọi người bài chia sẻ có chủ đề: Quy trình đúc tượng đồng và 3 sự thật đằng sau mỗi tác phẩm điêu khắc.
1. Lược sử của chất liệu và quy trình đúc tượng đồng truyền thống
Người ta sẽ không công nhận đồng là nguyên liệu đầu tiên được con người chế tác, ứng dụng phổ biến trong đời sống thường ngày một cách vô căn cứ. Những bằng chứng về quy trình tạo tác đồ đồng bắt đầu xuất hiện sớm nhất tại Serbia, Trung Đông và gần như trọn vẹn lãnh thổ Trung Quốc vào khoảng 7000 năm TCN.
Nhiều cuộc khảo cổ và nghiên cứu chỉ ra rằng, giai đoạn năm 6500 – 4500 TCN là thời kỳ chuyển giao giữa thời kỳ đồ đồng và đồ đá. Nguyên liệu đồng dần thay thế các nông cụ thô sơ bằng đá, bởi ưu điểm về tính mềm dẻo và thuận tiện uốn cong, tạo hình theo từng mục đích sử dụng cụ thể.
So với hợp kim sắt vốn có tính ăn mòn cao, hợp kim đồng sở hữu đặc tính oxy hoá bề mặt để tạo thành lớp hàng rào bảo vệ cho chính nó. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại cũng từng lợi dụng đặc tính quan trọng này của hợp kim đồng, để ứng dụng vào ngành đóng tàu trong suốt thiên niên kỷ cuối cùng TCN.
Lịch sử của quy trình điêu khắc nói chung thậm chí còn xa xưa hơn, khi nhiều tác phẩm điêu khắc được cho rằng đã có niên đại khoảng 32 ngàn năm trước.
Từ chỗ sử dụng trong hang động như một nguyên liệu làm ra công cụ, trang sức và đồ trang trí kích thước nhỏ, quy trình điêu khắc “bước ra thế giới” theo đúng nghĩa đen giúp con người sản xuất nông cụ, vũ khí thô sơ nhằm phục vụ đời sống.
Đời sống con người thuở đó thì không thể không gắn liền với các giá trị tâm linh, người nguyên thuỷ vốn không ngừng sợ hãi trước bóng đêm. Màn đêm buông xuống làm cản trở các hoạt động phục vụ đời sống, đe doạ trực tiếp đến sự an nguy của con người ở thời kỳ này. Vì lý do đó người nguyên thuỷ có xu hướng tôn sùng lửa, ánh sáng và “thần mặt trời.”
Quá trình phát triển của điêu khắc cũng bắt đầu từ đây, nhiều dân tộc thời kỳ cổ đại bắt đầu tạo ra những hình tượng con người, động vật nhằm phục vụ cho đời sống tâm linh của mình. Các vật liệu thô sơ được sử dụng ở buổi đầu của điêu khắc gồm có xương, đá hoặc ngà voi.
Đến khoảng những năm 2300 TCN, con người mới bắt đầu sử dụng chất liệu đồng để bắt đầu một quy trình đúc tượng đồng hoàn chỉnh. Tác phẩm The Dancing Girl, có niên đại khoảng năm 2300 – 1750 TCN được công nhận là tác phẩm điêu khắc bằng đồng đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Tác phẩm này có chiều cao 10,5 cm và lấy hình tượng một người con gái đang khoả thân, nhảy múa với đủ loại trang sức trên cơ thể. The Dancing Girl được tìm thấy lần đầu ở Thành phố Mohenjodaro – một trong những thành phố lớn nhất thế giới thời cổ đại và là khu định cư lớn nhất của nền văn minh sông Ấn, nay trở thành di tích khảo cổ nổi tiếng của Pakistan.
The Dancing Girl cũng là tác phẩm đầu tiên sử dụng kỹ thuật lost wax casting (đúc mất sáp) trong quy trình đúc tượng đồng. Đúc mất sáp là một trong ba phương pháp phổ biến nhất của quy trình đúc tượng đồng, bên cạnh hai kỹ thuật đúc khác là đúc cát và đúc ly tâm.
Đúc cát là kỹ thuật sử dụng khuôn bằng cát để đúc thành phẩm, còn gọi là sand casting. Kim loại dạng lỏng sau khi được rót vào khuôn sẽ cần thời gian để thành hình, rồi người đúc sẽ lấy vật đúc ra sau khi phá bỏ khuôn. Trong khi đó đúc ly tâm là kỹ thuật đúc ứng dụng lực ly tâm – centrifugal casting, kết hợp trọng lực và áp suất để ép nguyên liệu vào khuôn.
Nhược điểm của kỹ thuật đúc ly tâm là thành phẩm bị giới hạn theo hình tròn trụ của khuôn, không đa dạng về mẫu mã hay thiết kế và dĩ nhiên không thể đáp ứng các yếu tố mỹ thuật. Bề mặt của thành phẩm đúc ly tâm cũng có độ hoàn thiện không cao, do còn lẫn khá nhiều tạp chất.
Nhược điểm của đúc cát và đúc ly tâm cũng đồng thời là ưu điểm của đúc mất sáp, hoặc có thể nói rằng kỹ thuật đúc mất sáp khắc phục tốt những nhược điểm của hai giải pháp cùng thời. Vì thế không quá khó hiểu khi đúc mất sáp dù là kỹ thuật đúc lâu đời nhất, nhưng cho đến nay vẫn là phương án được ưa chuộng nhất trong mọi quy trình đúc tượng đồng.
Trong quy trình đúc tượng đồng sử dụng kỹ thuật đúc mất sáp, bước đầu tiên là phải tạo ra một mô hình bằng sáp theo nguyên bản thiết kế.
Sau đó “khoác thêm” bên ngoài một lớp khuôn, tạo ra hệ thống ống dẫn tựa như thiết kế kênh đào để nun chảy sáp, cho sáp thoát hết ra ngoài nhằm tạo thành cấu trúc rỗng phía bên trong.
Cuối cùng nguyên liệu đồng nóng chảy được rót vào bên trong, đi theo hệ thống “kênh đào” sẵn có để tạo nên tác phẩm tượng đồng gần như hoàn chỉnh, trước khi gỡ khuôn và bắt đầu công đoạn vệ sinh, hoàn thiện rồi sơn lên tác phẩm một lớp bảo vệ bề mặt.
Có thể thấy rằng so với kỹ thuật đúc cát hay đúc ly tâm, quy trình đúc tượng đồng bằng kỹ thuật lost wax casting cho ra tác phẩm có từng đường nét, chi tiết gần như chính xác tuyệt đối so với nguyên bản thiết kế.
Khuôn cũng có thể tái sử dụng chứ không cần phá bỏ hoàn toàn. Các tác phẩm đúc mất sáp vì thế được làm ra với số lượng cũng như chất lượng không giới hạn, mà tác phẩm nào cũng có thể được gọi là tác phẩm gốc – in đậm dấu ấn của cả xưởng đúc, nghệ nhân đúc đồng và cả những nhà điêu khắc danh tiếng thế giới.
2. Những sự thật của điêu khắc và quy trình đúc tượng đồng
Mối liên quan giữa chất liệu đồng, nghệ thuật điêu khắc bằng đồng với lịch sử nhân loại đã bị chia thành nhiều trường đoạn khác nhau trong quá khứ.
Thời kỳ đồ đồng bắt đầu từ những năm 3300 TCN đã đánh dấu một giai đoạn mà chất liệu đồng được khai phá, ứng dụng rộng rãi nhằm phục vụ đời sống của con người.
Sau đó thời kỳ đồ đồng phải nhường ngôi cho thời kỳ đồ sắt vào khoảng thiên niên kỷ cuối cùng TCN, dù trong giai đoạn này chất liệu đồng vẫn thường xuyên được sử dụng bởi người Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Đến giai đoạn chuyển giao giữa thời hậu kỳ Trung cổ với tiền Phục Hưng, chất liệu đồng lại quay về thời hoàng kim nhưng đóng một vai trò mới – trở thành nguồn nguyên liệu thứ yếu tạo ra một thời kỳ ấn tượng và giàu ý nghĩa nghệ thuật trong lịch sử nhân loại.
Vậy đằng sau “chuyến phiêu lưu” đáng nhớ đó của chất liệu đồng nói chung và quy trình đúc tượng đồng nói riêng là những bí mật nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở ngay phía bên dưới.
3. Ai là người thổi tình yêu nghệ thuật vào các tác phẩm đồng điêu khắc?
Lịch sử ghi nhận những bằng chứng đầu tiên về tạo tác đồ đồng xuất hiện tại Serbia, Trung Đông và gần như phủ khắp lãnh thổ Trung Quốc. Trong khi đó tác phẩm đầu tiên của quy trình đúc tượng đồng là The Dancing Girl, lại được tìm thấy ở lãnh thổ Pakistan ngày nay bởi nhà khảo cổ Ernest Mackay.
Dù là người ở thời kỳ đồ đồng hưng thịnh hay là người sống ở thời Ai Cập cổ đại, cả hai phía đều là những người sớm đặt dấu ấn cho kỹ thuật tạo tác đồ đồng của thời hiện đại. Tuy nhiên, những người Hy Lạp mới là điểm khởi đầu cho việc nhìn nhận, đánh giá và ứng dụng đồng điêu khắc như một hoạt động nghệ thuật đúng nghĩa.
Sức ảnh hưởng và phổ biến của những tác phẩm điêu khắc đá nổi tiếng Hy Lạp như tượng David, tượng thần Apollo hay tượng lực sĩ ném đĩa Discobolus khiến nhiều người quên mất rằng, nguyên bản các tác phẩm này cũng từng là những bức tượng đồng điêu khắc.
Ở thời kỳ hoàng kim nhất của nghệ thuật điêu khắc, hơn một nửa số tác phẩm được tạo ra từ quy trình đúc tượng đồng.
Mãi đến sau thời cổ đại, phần lớn các tác phẩm đồng điêu khắc đã được nung chảy nhằm phục vụ mục đích tái sử dụng. Từ đó nhiều người mới có ấn tượng rằng không phải hợp kim đồng, đá cẩm thạch mới là nguồn nguyên liệu chính làm nên sức hút to lớn của nghệ thuật điêu khắc hiện đại.
4. Vì sao chất liệu đồng được lựa chọn và ưa chuộng
Đá thạch anh chắc chắn luôn tạo nên các tác phẩm điêu khắc ấn tượng, sang trọng và lộng lẫy. Nhưng vì sao chất liệu đồng mới được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến hơn?
Đó là bởi bên cạnh mức giá không hề rẻ chút nào của đá thạch anh, đây còn là một chất liệu dễ vỡ, khó tạo hình và mức độ tối ưu trong tạo dáng tác phẩm gần như bằng không.
Chất liệu đồng thì ngược lại, tuy được xếp vào nhóm kim loại cứng nhưng đồng lại có độ mềm dẻo nhất định, dễ dàng tạo hình và uốn cong tuỳ theo yêu cầu mỹ thuật trong mỗi quy trình đúc tượng đồng.
Thêm một ưu điểm nữa là ở thời kỳ đầu, các nhà điêu khắc chỉ sử dụng kỹ thuật dập búa có tên là Sphyrelaton trong quy trình đúc tượng đồng.
Nhưng rồi họ sớm nhận ra một tính chất quan trọng của kim loại nói chung và hợp kim đồng nói riêng, đó là khi được nấu chảy kim loại sẽ sớm biến thành phôi.
Bản thân chất liệu đồng cũng nở ra đôi chút trước khi nguội đi, giúp nó bám chặt vào khuôn khi mới đổ vào để tạo thành những đường nét chân thật nhất, nhưng cũng rất dễ tháo rời khỏi khuôn khi nguội đi để quá trình thao tác trở nên thuận tiện hơn.
Lợi thế này giúp các nhà điêu khắc cũng như xưởng đúc truyền tải chính xác tinh thần, câu chuyện và đức tin của con người thời kỳ Phục Hưng vào hình tượng các vị thần.
Thông qua mỗi tác phẩm tượng đồng có kích thước 1-1 so với thực thể, chủ nghĩa duy tâm của những tác giả điêu khắc luôn được thể hiện rõ nét và vô cùng sống động.
5. Châu Á từng “cứu vãn” nghệ thuật điêu khắc như thế nào?
Lịch sử nghệ thuật điêu khắc bằng chất liệu đồng từng bị chia thành nhiều trường đoạn, trong đó đồng điêu khắc từng phải chìm trong “nỗi thống khổ” theo đúng nghĩa đen – khi lịch sử nhân loại chính thức đi vào thời kỳ Trung Cổ.
Giai đoạn này chứng kiến sự trỗi dậy của Công giáo ở lãnh thổ Tây Âu, trong đó Cơ đốc giáo là những người bài trừ mạnh mẽ các tác phẩm đồng điêu khắc. Xuyên suốt từ thế kỷ thứ 5 đến cuối thế kỷ thứ 15, đồng điêu khắc gần như chìm vào quên lãng ở phương Tây.
Thay cho quy trình đúc tượng đồng và nhu cầu sở hữu, chiêm ngưỡng các tác phẩm đồng điêu khắc danh tiếng, phần lớn những bức tượng đồng trong thời Trung Cổ đều bị đem đi nun chảy. Phục vụ cho tái sử dụng cùng nhiều mục đích khác nhau, trong khi tượng thánh giá, tượng ngà voi mới là những món đồ được đông đảo người dân ưa chuộng.
May mắn là xu hướng này không xuất hiện và trỗi dậy ở lãnh thổ châu Á. Dưới sự phát triển và không ngừng củng cố về mặt giá trị lịch sử của nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó phải kể đến sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều tín đồ Phật Giáo.
Nghệ thuật điêu khắc đồng nhờ vào những hình tượng Đức Phật, Bồ Tát,…cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo đa dạng khác đã thành công duy trì một nền nghệ thuật quan trọng trong lịch sử nhân loại.
Đến giai đoạn tiền Phục Hưng vào cuối thế kỷ thứ 14 và đầu thế kỷ thứ 15, đồng điêu khắc mới có cơ hội quay lại để trở thành một nền nghệ thuật hưng thịnh trên khắp lãnh thổ châu Âu.
Xin chân thành cảm ơn,
6. Những câu hỏi thường gặp
Thuận lợi trong quy trình đúc tượng đồng và tạo tác đồ đồng là gì?
So với hợp kim sắt vốn có tính ăn mòn cao, hợp kim đồng sở hữu đặc tính oxy hoá bề mặt để tạo thành lớp hàng rào bảo vệ cho chính nó. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại cũng từng lợi dụng đặc tính quan trọng này của hợp kim đồng, để ứng dụng vào ngành đóng tàu trong suốt thiên niên kỷ cuối cùng TCN.
Vì sao chất liệu đồng được lựa chọn và ưa chuộng nhiều hơn?
Tuy được xếp vào nhóm kim loại cứng nhưng đồng lại có độ mềm dẻo nhất định, dễ dàng tạo hình và uốn cong tuỳ theo yêu cầu mỹ thuật trong mỗi quy trình đúc tượng đồng.
Bản thân chất liệu đồng cũng nở ra đôi chút trước khi nguội đi, giúp nó bám chặt vào khuôn khi mới đổ vào để tạo thành những đường nét chân thật nhất, nhưng cũng rất dễ tháo rời khỏi khuôn khi nguội đi để quá trình thao tác trở nên thuận tiện hơn.
Tác phẩm đầu tiên sử dụng kỹ thuật đúc mất sáp là tác phẩm nào?
The Dancing Girl là tác phẩm đầu tiên sử dụng kỹ thuật lost wax casting (đúc mất sáp) trong quy trình đúc tượng đồng. Đúc mất sáp là một trong ba phương pháp phổ biến nhất của quy trình đúc tượng đồng, bên cạnh hai kỹ thuật đúc khác là đúc cát và đúc ly tâm.